ClockThứ Năm, 21/07/2011 14:11

Tượng đài “Nghệ sĩ mặc áo lính trên tuyến lửa”

TTH - Sáng ngày 3/7/2011 trước sự chứng kiến của UBND tỉnh Quảng Trị, UBND huyện Do Linh, nhân dân xã Linh Thượng, các sở, ban, phòng VHTT-DL cùng quý khách thập phương, ông Nguyễn Thế Linh đọc diễn văn cắt băng khánh thành. Các anh chị em diễn viên của hai Đoàn văn công về dự rất đông. Các nơi ở xa như Hà Nội (50 người), Nghệ An (60 người), TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Đồng Hới… Các cựu chiến binh quanh vùng biết tin đến dự khá đông càng làm cho lễ khánh thành tượng đài thêm trang trọng!

Nhiều người đã biết, Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn (Linh Thượng, Gio Linh, Quảng Trị) là nghĩa trang lớn nhất Việt Nam. Lớn bởi tính hoành tráng của những quả đồi trùng điệp, suối khe, hồ nước, các lối đi rợp bóng hàng cây xanh. Đặc biệt, những khu mộ của nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước với hơn một vạn bia mộ liệt sĩ có tên được quy tụ về đây có kiến trúc nhà bia mang vẻ đẹp trang nghiêm khác nhau của mỗi địa phương.

Giữa trung tâm nghĩa trang là cụm tượng đài lớn nhất, cao nhất thể hiện hình ảnh nhiều quân binh chủng anh dũng quật cường. Cách đó khoảng 100 mét về phía đông là khu vườn tượng, gồm các cụm tượng đài: Mẹ tiễn con đi, Buộc chỉ cổ tay, Hái măng rừng, Cô gái giao liên, Người lái đò… Sáng ngày 3/7/2011 thêm một tượng đài mang tên: “Nghệ sĩ mặc áo lính trên tuyến lửa” (Ảnh) được khánh thành.
 
Ý tưởng nầy phát xuất từ đâu? Là từ các anh chị trước ở Đoàn Văn công giải phóng Trị Thiên, sau này nhiều người ra làm báo, làm các doanh nghiệp. Nhiều lần họ gặp nhau, ôn lại những kỷ niệm xưa. Một sự kiện cảm động khó quên là trưa ấy, máy bay địch phóng rốc-két làm hai đồng đội hy sinh ở vùng rừng A Roàng, trên đất huyện Giằng (Quảng Đà) của tuyến đường Hồ Chí Minh mà họ đến biểu diễn phục vụ Đoàn 559.
 
Đoàn văn công này hiện còn ba nhóm khá “mạnh” thường liên lạc với nhau. Nhóm Huế có Thu Lưỡng, Thu Sen, Nguyễn Thế Linh, 80 tuổi (trưởng đoàn). Nhóm Quảng Trị có Phan Văn Thuần, Vĩnh Giang (ca kịch). Nhóm Hà Nội có Huyền Minh, Thùy Liên (múa).
 
Qua bàn bạc, Huyền Minh chịu trách nhiệm liên hệ, mời điêu khắc gia Hà Nội “nhập cuộc”.Và điêu khắc gia Lê Lạng Lương - giảng viên ĐHMT Hà Nội nhận lời.
 
Đầu năm 2011, nhà điêu khắc mang bức phù điêu vào đệ trình UBND tỉnh Quảng Trị nhưng không được duyệt. Lý do: Nó chưa đủ tầm cỡ của cuộc kháng chiến. Gắn phù điêu vào đâu? Xây một bức tường thì không bền vững… Ba tháng sau, Lê Lạng Lương mang vào mẫu tượng đài đúc đồng, rất ấn tượng, bề thế, tỉnh ký duyệt và cấp giấy phép liền.
 
Tượng đài “Nghệ sĩ mặc áo lính trên tuyến lửa” bằng chất liệu đồng nguyên chất, do Công ty Đúc đồng Tân Tiến (Ý Yên, Nam Hà) thực hiện. Tượng cao 1,2m, nặng một tấn, bệ tượng bằng đá cao 1,2m. Tượng đặt quay về hai hướng Tây và Tây Nam (hướng dải Trường Sơn). Tổng chi phí 600 triệu đồng, do hai chủ đồng đầu tư: Ban liên lạc Đoàn Văn công giải phóng Trị Thiên và Đoàn văn công Quân khu Bốn.
 
 
Vĩnh Nguyên

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top