ClockThứ Hai, 13/11/2017 14:10

Tuổi thọ trung bình ở các nước OECD tăng 10 năm nhờ lối sống tiến bộ

Những tiến bộ về lối sống, học vấn, thu nhập và hệ thống chăm sóc y tế là những yếu góp phần tăng tuổi thọ ở khối OECD trong những thập kỷ qua.

Tỷ lệ bác sĩ ở Hàn Quốc thấp nhất trong các nước OECDTổng thống Hàn Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác với OECDIMF, WTO, OECD cam kết bảo vệ thương mại tự doThuốc chống AIDS hiện đại giúp bệnh nhân kéo dài thêm 10 năm tuổi thọKhoảng cách tuổi thọ giữa người giàu - người nghèo ngày càng gia tăng ở Mỹ

Theo một báo cáo được công bố vào ngày 10/11, lối sống lành mạnh hơn và thu nhập cao hơn đã giúp tăng tuổi thọ trung bình ở các nước trong khối OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) thêm 10 năm trong nửa thế kỷ qua.

Ảnh: ocean.ie

Báo cáo "Tổng quan Sức khoẻ 2017" của OECD cho thấy tuổi thọ trung bình của nhóm các nước, bao gồm Mỹ, Canada, Australia, Nhật Bản và hầu hết các EU, hiện nay đứng ở mức 80,6 năm, tăng trên 10 năm kể từ năm 1970.

OECD cho biết: "Lối sống lành mạnh hơn, thu nhập cao hơn, học vấn tốt hơn là những yếu tố đã tăng tuổi thọ trung bình trong những thập kỷ gần đây. Ngoài ra, hệ thống chăm sóc y tế tốt hơn cũng đóng góp một phần."

Người Nhật và Thuỵ Điển vẫn là những người sống thọ nhất trong báo cáo của OECD là người Nhật và Thuỵ Điển.

Tuổi thọ trung bình ở hai nước này theo ước tính là 83,9 năm, kế tiếp là Tây Ban Nha và Thuỵ Sỹ với mức 83 tuổi ở hai nước Tây Ban Nha và Thuỵ Sỹ.

Đứng ở cuối bảng xếp hạng của các nước OECD là Latvia có tỉ lệ tuổi thọ thấp hơn là 74,6 tuổi và Mexico là 75 tuổi.

Tuy nhiên, trong khi một số yếu tố như tỉ lệ hút thuốc giảm và kinh phí dành cho y tế tăng đã giúp đạt các con số này, song theo OECD công tác chống béo phì có ít thành công và tình trạng uống rượu có hại cho sức khoẻ và ô nhiễm không khí thường bị lãng quên.

Theo nghiên cứu của OECD, nếu tỉ lệ hút thuốc và mức tiêu thụ thuốc giảm một nửa, tuổi thọ trung bình của người dân ở khối này có thể tăng thêm 13 tháng nữa.

Một yếu tố chính thúc đẩy tuổi thọ trung bình ở khối OECD là kinh phí vào hệ thống chăm sóc y tế ngày càng tăng sau một thời gian giảm sút do khủng hoảng tài chính một thập kỷ trước.

"Chi phí y tế tính trên đầu người đã tăng khoảng 1,4%/năm kể từ năm 2009 so với tỉ lệ 3,6% trong sau năm tính đến năm 2009."

Mỹ dẫn đầu về đầu tư y tế

Mỹ dẫn đầu danh sách về chi tiêu y tế trên đầu người là 9862 USD/năm, hơn gấp đôi so với mức trung bình của các nước OECD song báo cáo chỉ ra rằng những lợi ích đạt được không chỉ bởi lượng tiền được đầu tư mà ở sự hiệu quả của việc sử dụng chúng.

Báo cáo của OECD cũng chỉ ra rằng "việc giảm các chi tiêu lãng phí là yếu tố then chốt để tối đa hoá ảnh hưởng của các nguồn lực công cộng đối với các kết quả về sức khoẻ” và dẫn chứng việc tăng cường sử dụng các loại thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc vốn rẻ hơn ở một số nước, trong đó có Mỹ.

Kinh phí đầu tư cho y tế tính trên đầu người cũng khá cao ở các nước như Thuỵ Sỹ, Đức, Thuỵ Điển và Pháp với tỉ lệ chiếm từ 11% GDP trở lên.

OCED còn cảnh báo về tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh.

Béo phì vẫn là một vấn đề nổi cộm bở trên một nửa hay 54% người trưởng thành ở các nước OECD quá cân và 9% béo phì.

Báo cáo cho thấy: "Tỉ lệ béo phì cao hơn trên 30% ở các nước Hungary, New Zealand, Mexico và Mỹ."

Những điểm tích cực trong báo cáo này là con số người tử vong do nhồi máu cơ tim hay đột quỵ ở các nước OECD giảm. Tỉ lệ bệnh nhân ung thư sống 5 năm tăng lên 85% và là trên 60% đối với các bệnh ung thư đường ruột và đại tràng./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Nền kinh tế toàn cầu năm nay đang trên đà phát triển tốt hơn so với cách đây chỉ cách đây vài tháng nhờ triển vọng lạc quan đối với kinh tế Mỹ, bù đắp cho sự suy yếu của khu vực đồng euro, dự báo mới nhất ngày 5/2 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Trung Đông đang gây ra mối đe dọa cho tăng trưởng toàn cầu vì sự gián đoạn vận chuyển trên Biển Đỏ có thể làm tăng giá tiêu dùng.

OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024
OECD dự báo GDP của Thái Lan sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm 2024

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 3,6% trong năm tới, được thúc đẩy bởi tiêu dùng tư nhân mạnh mẽ và thị trường lao động phục hồi.

OECD dự báo GDP của Thái Lan sẽ tăng trưởng 3,6 trong năm 2024
Return to top