ClockThứ Tư, 29/07/2020 13:45

“Tuồng Huế ngàn xưa âm vọng”

TTH - Đây là tên một chương trình sự kiện nghệ thuật kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn đường phố, trình diễn sân khấu nhằm tiếp tục tri ân tổ nghề tuồng, tôn vinh di sản tuồng cung đình Huế, phô diễn vẻ đẹp của trang phục tuồng, nghệ thuật vẽ mặt nạ tuồng kỳ vọng tạo nên một điểm mới trong trình diễn đường phố và quảng diễn tại Festival Huế 2020. Chương trình sẽ diễn ra vào ngày 30/8/2020.

“Đánh thức” làng cổCơ hội quảng bá và tiêu thụ sản phẩm địa phươngMiễn phí tham quan di sản trong thời gian diễn ra Festival Huế 2020Festival Huế 2020 thay đổi thời gian tổ chức lần thứ 2Lưu giữ tuồng Huế

Nghệ thuật vẽ mặt nạ tuồng - điểm mới trong quảng diễn đường phố tại Festival Huế 2020

Thanh Bình Từ Ðường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 5 (1825) để làm nơi thờ cúng các thánh thần được suy tôn là Thánh Sư, Tiên Sư, Tổ Sư và những người có công trạng đối với nghệ thuật sân khấu tuồng Huế và khu vực miền Trung. Hàng năm, nghi thức tế tổ đều diễn ra ở đây vào ngày 14 tháng 7 âm lịch (năm 2020 đúng ngày dương lịch là 1/9/2020).

Tại Thanh Bình từ đường, từ 7h00 đến 8h00, diễn ra Lễ Tri ân Tổ nghề Sân khấu. Nghi lễ được điều hành theo đúng trình thức tiết lễ do viên Thông tán, Nội tán điều hành và các viên bồi tự phối hợp. Nghi lễ có bài văn được xướng lên với nội dung nói về lịch sử Thanh Bình từ đường và tôn vinh tổ nghệ, có đoạn:

Nhớ ngàn xưa/sân từ đường: Uy nghi võ văn Bát Dật;

Vọng hôm nay/cổng Thanh Bình: Tráng lệ chúc thọ tam tinh.

Bao âm điệu bỗng trầm: Cung - Thương - Giốc - Chủy - Vũ;

Bấy âm giai cao thấp: U - Liu - Cống - Xê - Xàng...

Kết thúc lễ tri ân, từ 8h00-8h30, sẽ có đoàn rước mặt nạ tuồng và quảng diễn. Đoàn rước vừa diễu hành vừa thể hiện động tác theo lộ trình đường Chi Lăng - Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn và tập kết tại Nghinh Lương đình. Tại Nghinh Lương đình, sẽ trình diễn các tiết mục cùng trích đoạn tuồng Huế như trống hội Tuồng đồ; trích đoạn Ác thiện ẩn hình; trích đoạn Mộc Quế Anh dâng cây Giáng hương long; trích đoạn Mạnh Lương trộm ngựa và bài bản Múa bông làm cao trào kết thúc.

Sau khi kết thúc phần trình diễn ở Nghinh Lương đình, từ 9h30, đoàn rước sẽ tập hợp trở lại và diễu hành, quảng diễn tại cung đường Lê Duẩn – cửa Quảng Đức - 23 tháng Tám - cửa Hiển Nhơn và vào Duyệt thị Đường. Đây là một đoàn rước gồm trên 200 diễn viên, nhạc công, nghệ sĩ, tập hợp thành 3 đội. Trong các loại trang phục truyền thống khác nhau, các đội sẽ cầm nghi trượng, cờ xí; cờ phan; lồng đèn; gánh kiệu, gánh chiêng, gánh trống cùng với các đội Đại nhạc, Tiểu nhạc, múa Bát Dật văn võ; các nhân vật tuồng. Điểm nhấn của đội hình là khoảng 100 nhân vật tuồng với các loại trang phục khác nhau, hóa trang mặt nạ khác nhau tạo ra một sự sinh động đầy màu sắc và có sức gợi, sức tả về một loại hình nghệ thuật phổ biến ngày xưa.

Hy vọng, những nội dung này được triển khai sẽ tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi và giới thiệu, tôn vinh được di sản tuồng Huế; đồng thời có thể tạo nên sự trải nghiệm thú vị đối với du khách khi đến tham quan Huế và tham dự Festival Huế 2020.

Bài, ảnh: Hải Trung

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam

Đông đảo người dự lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) đã tham gia lễ rước bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế) lên Nghinh Lương Đình trước khi xuống thuyền để di chuyển lên điện.

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam
Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ

Đoàn rước đường bộ xuất phát từ 352 Chi Lăng để di chuyển lên Nghinh Lương Đình. Cùng lúc, đoàn thuyền xuất phát từ 352 Chi Lăng lên bến Nghinh Lương Đình chờ để nhập đoàn đường bộ rước Mẫu lên điện Huệ Nam.

Lễ hội điện Huệ Nam năm nay sẽ có đoàn rước bộ
Lễ hội & bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số

Không chỉ đa dạng, lễ hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã ít nhiều phản ánh được những ước vọng, sự cầu nguyện của con người đến các đấng thần linh về một cuộc sống ấm no. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra khi bàn về việc nhận diện giá trị và hướng bảo vệ các lễ hội nói chung và lễ hội của cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng.

Lễ hội  bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số
Return to top