ClockThứ Ba, 02/07/2019 19:37

Tương lai việc làm chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu

TTH - Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, sự gia tăng stress nhiệt, hay còn gọi là gánh nặng nhiệt (heat stress) gây ra do hiện tượng ấm lên toàn cầu được dự báo sẽ có tác động lớn đến năng suất lao động và ảnh hưởng đến kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp và xây dựng.

Biến đổi khí hậu đe doạ đẩy lùi tiến bộ xoá đói giảm nghèo trong 50 nămBiến đổi khí hậu đe dọa di sản văn hóa toàn cầu

2,2% thời gian làm việc toàn cầu sẽ bị mất đi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ảnh: ILO

Trên thế giới, các quốc gia nghèo nhất, đặc biệt là tại khu vực Tây Phi và Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Dựa trên giả định mức tăng nhiệt độ trung bình sẽ không vượt quá 1,5oC, đến năm 2030, năng suất làm việc mất đi sẽ tương ứng với 80 triệu việc làm toàn thời gian, hoặc 2,2% tổng số giờ làm việc trên toàn thế giới. Thiệt hại mà nền kinh tế toàn cầu gánh chịu sẽ ở mức 2.400 tỷ USD.

Với khoảng 940 triệu người đang hoạt động trong ngành sản xuất nông nghiệp, nông dân sẽ là đối tượng chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi nhiệt độ tăng cao. Cụ thể, đến năm 2030, 60% thời gian làm việc trong ngành này sẽ biến mất. Không chỉ riêng nông nghiệp, lĩnh vực xây dựng cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, khi ước tính sẽ giảm 19% thời gian làm việc trong ngành vào cuối thập kỷ tới, ILO tuyên bố. Các lĩnh vực khác có nguy cơ bao gồm vận tải, dịch vụ, du lịch và thể thao với mức thất thoát 5% tổng số giờ làm việc trên toàn cầu vào năm 2030.

Hiểu rõ những bất lợi của các cộng đồng tại khu vực nghèo nhất thế giới phải trải qua do họ thường xuyên thiếu nguồn lực thích ứng với mức nhiệt gia tăng, Catherine Saget – Trưởng Bộ phận nghiên cứu của ILO nhấn mạnh điều này sẽ làm trầm trọng hơn khoảng cách và sự bất bình đẳng giữa các nước thu nhập thấp và thu nhập cao, cũng như dẫn đến điều kiện việc làm tồi tệ hơn cho những cá nhân dễ bị tổn thương nhất. Thiệt hại kinh tế sẽ nhìn thấy rõ với tỷ lệ việc làm giảm, thiếu bảo trợ xã hội...

Nhằm thích ứng với tình trạng này, ILO kêu gọi chính phủ, chủ lao động và bản thân người lao động triển khai chuỗi hành động khẩn cấp, trong đó tập trung bảo vệ đối tương lao động dễ bị tổn thương bao gồm: cải thiện cơ sở hạ tầng và hệ thống cảnh báo sự kiện thời tiết khắc nghiệt, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn lao động quốc tế về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để hỗ trợ giải quyết các thách thức liên quan đến nhiệt.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ ILO & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
KỶ NIỆM 8 NĂM RA MẮT HỢP TÁC MEKONG - LAN THƯƠNG VÀ TUẦN LỄ MEKONG - LAN THƯƠNG NĂM 2024
Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương

LTS: Kỷ niệm 8 năm ra mắt Hợp tác Mekong - Lan Thương và Tuần lễ Mekong - Lan Thương năm 2024, Báo Thừa Thiên Huế giới thiệu bài viết của bà Đổng Bích Du, Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Đà Nẵng về mục tiêu chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương.

Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa các nước Mekong - Lan Thương

TIN MỚI

Return to top