ClockThứ Năm, 01/11/2012 11:31

Tương xứng với tiềm năng

TTH - Tỉnh Thừa Thiên Huế có vùng biển và đầm phá rộng lớn, với bờ biển dài 126 km và hệ thống đầm phá Tam Giang- Cầu Hai 22 ngàn ha, 5 cửa biển, như cảng nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An... Đây là vùng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội và giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; có tiềm năng thế mạnh trong công cuộc xây dựng nền kinh tế biển và đầm phá.

Thành tựu đạt được

Cuối tháng 10, chúng tôi có chuyến công tác ở các xã vùng ven biển và đầm phá, tận mắt chứng kiến những con đường bê tông phằng lì, hàng ngàn ngôi nhà được xây dựng khang trang. Gần đây, có nhiều cây cầu bắc qua phá Tam Giang là cầu nối giữa các vùng ven biển, đầm phá, giúp rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Đó cũng là cơ sở giúp ngành thủy sản, nông nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp... có những bước phát triển vượt bậc tạo chuyển biến cơ cấu kinh tế vùng nông thôn ven biển, đầm phá. Tính đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 5.785 ha; sản lượng đạt 10.740 tấn, tăng 30,8 % so với năm 2007. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển, đầm phá theo hướng tích cực, từ khai thác sông đầm và sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản có giá trị và hiệu quả cao; tạo việc làm và tăng thu nhập cho hơn 10 ngàn hộ gia đình, với hơn 21 ngàn lao động.
 

Khu nghỉ dưỡng Laguna Huế đang vào tiến độ hoàn chỉnh những công đoạn cuối

 
Khai thác thuỷ sản cũng phát triển mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có 1.635 chiếc tàu khai thác thủy sản trên biển; trong đó, 226 chiếc tàu công suất từ 90-350CV. Để khai thác biển tương xứng với tiềm năng sẵn có, bà con ngư dân đầu tư thêm nghề mới, bám biển dài ngày, nâng cao năng lực đánh bắt, vì vậy sản lượng tăng đáng kể, đánh bắt được nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: cá ngừ đại dương, cá lạc, cá cờ... Năm 2011, sản lượng khai thác đạt 32.443 tấn, tăng gần 30% so với năm 2007. Tận dụng sản phẩm nuôi trồng và khai thác tại chỗ, chế biến xuất khẩu thuỷ sản năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt khoảng 16 triệu USD, tăng 2,1 lần so với năm 2007. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 330 cơ sở chế biến nước mắm, mắm các loại và thuỷ sản khô, sản lượng hàng năm đạt khoảng 1,5 triệu lít nước mắm; 1,5 tấn mắm; 100 tấn thuỷ sản khô. Điều quan trọng hơn cả là ngành thủy sản đã tạo ra một hướng đi đầy triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển, đầm phá tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao, đem lại nhiều công ăn việc làm và góp phần thúc đẩy sự ổn định và nâng cao đời sống cộng đồng dân cư ở vùng đầm phá, ven biển.
 
Sản xuất nông nghiệp đang chuyển biến theo hướng hình thành các mô hình sản xuất hàng hóa đặc trưng. Diện tích lúa nước 10.000 ha ở vùng đồng bằng ven đầm phá, không những tập huấn, trang bị kỹ thuật cho ngư dân Nhà nước đã kịp thời hỗ trợ người dân về chính sách trợ giá giống lúa, khắc phục thiên tai, miễn giảm thủy lợi phí.... Nhờ vậy, năng suất lúa đạt 56 tạ/ha, tăng 5,5 tạ/ha so với năm 2007; sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân 4,2%/năm; góp phần đảm bảo an toàn lương thực và nâng cao đời sống của người dân trong vùng. Từ 2008-2010, trồng mới 730 ha rừng vùng cát ven biển và đầm phá; trong đó khôi phục gần 20 ha rừng ngập nước. Giai đoạn, 2012-2015 dự kiến trồng mới hơn 1.400 ha rừng, trong đó hơn 500 ha rừng ngập nước.
 
Kinh tế hàng hải cũng được quan tâm đầu tư phát triển. Đến nay, Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô có 32 dự án đầu tư với tổng vốn 35.474 tỷ đồng. Trong đó, một số dự án có quy mô lớn như Khu nghỉ dưỡng Laguna Huế, dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan Sài Gòn-Chân Mây, dự án kho dầu 70.000 m3, cảng dầu 30.000 DWT. Du lịch được các địa phương chú trọng đầu tư phát triển thành kinh tế chủ lực của vùng. Các đơn vị lữ hành không ngừng mở các tour du lịch trên đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với các loại hình du lịch văn hóa, lễ hội dân gian, du lịch làng nghề....
 
Hướng đến năm 2020
 
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy, trong đó trọng tâm là phát triển vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Trong đó, cần phát triển mạnh kinh tế du lịch và thủy sản tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch-thủy sản-tiểu thủ công nghiệp-nông nghiệp sinh thái. Xây dựng vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trở thành vùng du lịch sinh thái trọng điểm của tỉnh. Ngành thuỷ sản tập trung phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh CNH và HĐH để tăng cường sản xuất các sản phẩm mới có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định, góp phần nâng cao đời sống của người dân ven biển và đầm phá. Xây dựng nền sản xuất nông nghiệp sinh thái hiệu quả, bền vững, phù hợp với đặc thù của vùng đầm phá. Sắp xếp, tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, sản xuất hàng hóa, khai thác hợp lý lợi thế của vùng. Xây dựng mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề theo quy hoạch. Hình thành các điểm công nghiệp cơ khí sửa chữa tàu, thuyền, chế biến nông, lâm, thủy sản tập trung gắn với bảo vệ môi trường.... Ưu tiên xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng của vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo trong vùng giảm còn dưới 5%.
 
Nguồn vốn của địa phương và Trung ương đầu tư phát triển xã hội cho vùng biển và đầm phá từ năm 2007-2011 là 34,2 ngàn tỷ đồng, chiếm 87,6% tổng vốn đầu tư của toàn tỉnh. Nhờ vậy, kết cấu hạ tầng được cải thiện nhanh, nhiều công trình quan trọng được xây dựng và phát huy hiệu quả.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, ngành thủy sản đưa ra kế hoạch như tranh thủ nguồn vốn Trung ương, vốn vay của các tổ chức quốc tế, tăng cường đầu tư hạ tầng nghề cá, nâng cao năng lực quản lý và năng lực sản xuất, bảo vệ môi trường. Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản, trọng tâm là phát triển diện tích nuôi tôm bán công nghiệp và công nghiệp trên diện tích đất ven đầm phá. Chương trình đánh bắt xa bờ và phát triển dịch vụ, mở rộng ngư trường, đầu tư đồng bộ cơ sở hậu cần nghề cá, từng bước CNH, HĐH nghề khai thác thủy sản. Triển khai dự án mở rộng cảng cá Thuận An, phát triển hội nghề cá nhằm tăng cường năng lực trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá...
 
Những việc làm trên là hướng đi để đưa kinh tế biển và đầm phá trở thành chiến lược của tỉnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân vùng nông thôn ven biển, đầm phá; phấn đấu đến năm 2020 đưa nông nghiệp nông thôn vùng ven biển và đầm phá phát triển toàn diện và bền vững.

Bài, ảnh: Thanh Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top