ClockThứ Hai, 10/06/2019 06:45

Tuyên bố chung G20 cam kết theo đuổi việc cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới

TTH.VN - Các bộ trưởng của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa kết thúc cuộc họp hai ngày về thương mại và kinh tế kỹ thuật số vào hôm qua (9/6) tại thành phố Fukuoka, Nhật Bản với một tuyên bố chung cam kết theo đuổi việc cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

G20 lần đầu tiên xem già hóa là rủi ro toàn cầuG20 thống nhất thuế kỹ thuật sốG20 lần đầu tiên thống nhất quy tắc dành cho AIHai quan chức tài chính cấp cao Mỹ-Trung Quốc sẽ gặp nhau tại G20

Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko tại phiên họp cấp Bộ trưởng G20 ngày 9/6. Ảnh: Kyodo

“Chúng tôi sẽ làm việc mang tính xây dựng với các thành viên WTO khác để thực hiện những cải cách cần thiết đối với WTO với tinh thần cấp bách”, tuyên bố khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước chủ nhà Nhật Bản Hiroshige Seko nói rằng, điều quan trọng là các chi tiết cụ thể liên quan đến cải cách WTO đã lần đầu tiên được đưa vào một tuyên bố cấp bộ trưởng của G20, trong đó cải thiện hệ thống tổ chức để giải quyết tranh chấp phù hợp với các quy tắc được đàm phán bởi các thành viên WTO là một những mục tiêu hàng đầu.

Cho rằng cơ quan phúc thẩm của WTO - tổ chức đưa ra phán quyết cuối cùng, không giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả và kêu gọi cần thay đổi, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono khẳng định đây là một “kỳ tích lớn” đối với Nhật Bản, quốc gia rất chú trọng đến tầm quan trọng của vấn đề này, khi nhu cầu giải quyết các tranh chấp của hệ thống đã được đề cập rõ ràng trong tuyên bố. Ngoại trưởng Seko cũng lưu ý rằng đại diện của G20 đã xác nhận sự cần thiết phải giải quyết các xung đột thương mại.

Được biết hồi đầu năm nay, Cơ quan thúc phẩm của WTO đã khiến Nhật Bản thất bại khi đảo ngược quyết định trước đó đối với lệnh cấm nhập khẩu của Hàn Quốc - được đưa ra sau thảm họa hạt nhân Fukushima 2011 – đối với một số sản phẩm thủy sản từ Nhật Bản.

Tuy nhiên, tuyên bố năm nay không có cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ - vấn đề mà cho đến năm ngoái vẫn là một lập trường tập thể lâu dài của các quốc gia G20.

Tuyên bố chủ tịch, được phát hành cùng với thông cáo, lưu ý rằng nhiều bộ trưởng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về những căng thẳng hiện tại xung quanh các vấn đề thương mại.

Các bộ trưởng xác nhận rằng sẽ cố gắng hướng tới “một môi trường đầu tư và thương mại tự do, công bằng, không phân biệt đối xử, minh bạch, có thể dự đoán và ổn định để giữ cho thị trường luôn mở”.

Trước đó, trong các phiên họp ngày 8/6, tập trung vào nền kinh tế kỹ thuật số, các bộ trưởng G20 đã nhất trí về các nguyên tắc hướng dẫn sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và ủng hộ luồng dữ liệu tự do dựa trên niềm tin.

Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo G20 sẽ được tổ chức tại Osaka trong hai ngày 28 và 29/6 tới.

Bảo Nghi (Lược dịch từ The JapanTimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

G20 nhóm họp khi thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy sự tập trung vào khí hậu

Tờ The Business Times ngày 22/7 đưa tin, các Bộ trưởng Năng lượng thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa tập trung để tham dự các cuộc đàm phán tại Ấn Độ, trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến các khu vực của châu Âu, Mỹ và châu Á, thúc đẩy nhu cầu mới về các tiến bộ đối với hành động khí hậu và sự chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch.

G20 nhóm họp khi thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy sự tập trung vào khí hậu
Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20

Tiếp nhận chức vụ từ người tiền nhiệm Indonesia, Ấn Độ chính thức trở thành Chủ tịch Nhóm G20 năm 2023. Khi nhận trọng trách này tại Bali (Indonesia) vào tháng 11/2022, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của nước này sẽ “toàn diện, tham vọng, quyết đoán và có nhiều định hướng hành động”.

Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20
G20: Cần tìm ra điểm chung để cùng nhau phát triển

Tiếp lời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar chia sẻ với các ngoại trưởng G20 rằng họ có thể “không luôn đồng lòng” và “có sự khác biệt rõ rệt về ý kiến và quan điểm”. Tuy nhiên, họ luôn phải “tìm ra điểm chung và phương hướng để cùng phát triển”.

G20 Cần tìm ra điểm chung để cùng nhau phát triển

TIN MỚI

Return to top