ClockThứ Bảy, 26/11/2016 10:22

Tuyển sinh đại học 2017: Đăng ký nguyện vọng không hạn chế?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết năm 2017 Bộ sẽ có 3 quy chế liên quan đến thi gồm: Quy chế xét tốt nghiệp THPT, quy chế thi THPT quốc gia và quy chế xét tuyển sinh ĐH. Dự kiến năm 2017, tất cả các trường ĐH lấy kết quả thi THPT quốc gia sẽ cùng xét tuyển bằng một phần mềm chung của Bộ GD&ĐT, thí sinh được đăng ký không hạn chế số nguyện vọng xét tuyển.

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục hướng dẫn cụ thể về thi THPT 2017Thi THPT quốc gia 2017: Giáo viên lo nhất điều gì?Thi THPT quốc gia 2017: Bí quyết làm 40 câu trắc nghiệm trong 50 phút

Dự kiến năm 2017, thí sinh được đăng ký nguyện vọng không hạn chế vì các trường ĐH sẽ dùng chung 1 phần mềm xét tuyển

Không hạn chế nguyện vọng

Theo GS Đỗ Văn Xê, Phó Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ, hạn chế trong mùa tuyển sinh 2016 đó là tỷ lệ hồ sơ ảo lớn. Chính vì vậy, lúc đầu việc cho thí sinh có hai quyền lựa chọn trong đợt 1 xét tuyển hóa ra lại bất lợi cho thí sinh. Do tỷ lệ ảo lớn nên các trường phải tuyển bổ sung. Trong khi đó, năm 2016, Bộ GD&ĐT không bắt buộc các trường điểm trúng tuyển đợt sau phải bằng hoặc cao hơn đợt trước nên dẫn tới nghịch lý, thí sinh nộp trước điểm cao hơn thì trượt mà thí sinh nộp sau điểm thấp hơn thì đỗ.

“Năm nay, dự kiến các thí sinh sẽ được đăng ký nguyện vọng thoải mái, không khống chế như năm trước nhưng khi xét tuyển, sẽ chỉ trúng tuyển một ngành của một trường có điểm chuẩn gần nhất với điểm thi của thí sinh…”.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga

“Nếu năm tới, cả nước chung một phần mềm xét tuyển thì sẽ tránh được ảo, thí sinh được vào đúng nguyện vọng của mình mà không lo lắng tình trạng đáng tiếc như năm 2016” - GS Đỗ Văn Xê nói.

Trong khi đó, rất nhiều thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự thi vào khối trường công an, quân đội lại rất lo lắng. Nguyễn Ngọc An ở Nam Định cho biết, năm tới em dự tính nộp hồ sơ vào một trường khối công an, nên khá băn khoăn. “Năm 2016, em thấy các anh chị thi khối trường công an gặp rất nhiều khó khăn vì có hai hệ thống đăng ký. Năm tới không biết thế nào”, An nói.

Điều An mong muốn đó là đối với các trường khối công an, nếu được có thể công bố điểm trúng tuyển sớm hơn các trường ĐH khác. Kể cả các trường CĐ hay trung cấp thuộc ngành công an cũng thế. “Hàng năm, khối các trường CĐ và trung cấp của ngành công an công bố điểm trúng tuyển rất muộn. Trước năm 2016, khi dữ liệu của thí sinh Bộ không quản lý thì có thể nhập học lúc nào cũng được. Nhưng giờ Bộ quản lý dữ liệu, nếu muốn nộp vào trường CĐ hoặc trung cấp ngành công an thì sẽ rất may rủi 50% - 50%”, An băn khoăn.

Còn Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay, năm 2017, các trường công an, quân đội nếu lấy kết quả thi THPT quốc gia thì sẽ cùng chung một phần mềm xét tuyển như tất cả các trường ĐH khác. Năm nay, dự kiến các thí sinh sẽ được đăng ký nguyện vọng thoải mái, không khống chế như năm trước nhưng khi xét tuyển, sẽ chỉ trúng tuyển một ngành của một trường có điểm chuẩn gần nhất với điểm thi của thí sinh.

Lo hệ thống sẽ quá tải

Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, năm 2017, khi cả nước xét tuyển chung một phần mềm thì sẽ không còn tồn tại những nhóm nhỏ nữa. Vấn đề còn lại bây giờ của Bộ GD&ĐT đó là các khâu xử lý kỹ thuật.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia giáo dục về công nghệ thông tin thì Bộ GD&ĐT cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng vì liên quan đến sức tải của hệ thống. “Mấy chục nghìn thí sinh, mấy trăm nghìn thí sinh trong một hệ thống khác với cả triệu thí sinh trong một hệ thống. Bộ GD&ĐT cũng cần phải lường trước được điều này. Hơn nữa, nếu chỉ tiêu, điều kiện tuyển sinh của các trường được công bố cứng luôn thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi chạy dữ liệu. Còn nếu phải bổ sung thêm các tiêu chí phụ thì sẽ có rất nhiều rắc rối. Chỉ một trường thay đổi sẽ khiến  toàn bộ dữ liệu của các trường khác thay đổi theo” - chuyên gia này cho hay.

Còn theo kinh nghiệm của nhóm GX trong mùa tuyển sinh năm 2016, khi bắt đầu nhập dữ liệu của thí sinh để chạy thì tất cả lãnh đạo các trường trong nhóm tập trung tại ĐH Bách khoa Hà Nội để xử lý thông tin. Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo Đại học, ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay khi dữ liệu chạy xong lần đầu, ra được điểm chuẩn của từng trường, các trường lại ngồi bàn bạc để đưa ra tiêu chí phụ. Sau đó, chạy tiếp lần hai... Sau mỗi lần chạy, dữ liệu sẽ tiệm cận dần với điểm chuẩn cuối cùng. Cũng theo ông Điền, thời gian chạy dữ liệu rất nhanh nhưng việc chỉnh sửa, bổ sung thêm các tiêu chí phụ mới mất thời gian.

Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết đây chỉ là vấn đề kỹ thuật. Chạy dữ liệu xong, Bộ sẽ chuyển cho các trường. Khi nào các trường nhất trí thì đó mới là dữ liệu cuối cùng.

Theo Tiền phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ: Đảm bảo công bằng cho thí sinh

Bước sang mùa tuyển sinh năm 2024, các trường đại học tốp đầu trên cả nước có xu hướng giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ, thậm chí một số trường đã bỏ phương án này trong Đề án tuyển sinh. Nhiều chuyên gia giáo dục bày tỏ sự đồng tình với quyết định này, nhằm đảm bảo sự công bằng và chất lượng trong xét tuyển.

Giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ Đảm bảo công bằng cho thí sinh
Tạo thuận lợi để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học

Từ ngày 10 đến 30/7, thí sinh trên cả nước thực hiện đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, không giới hạn số lần cũng như số nguyện vọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, các thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển, kể cả theo phương thức xét tuyển sớm hoặc theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đều phải thực hiện đăng ký trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung.

Tạo thuận lợi để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học
Return to top