ClockThứ Sáu, 18/03/2022 10:46

Tuyển sinh đại học 2022: Đề xuất tăng độ phân hóa của đề thi

Sau hai năm thực hiện mạnh mẽ việc giao tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, 2022 là năm các phương thức xét tuyển đa dạng nhất với trên 20 phương thức, chưa kể các phương thức kết hợp. Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy năm 2021, các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn, gần 60%.

Giới thiệu sách giao khoa mới lớp 3, lớp 7, lớp 10 tới tất cả các địa phươngTìm hiểu kỹ khi đăng ký xét tuyển đại họcGiữ nguyên phương án trong tuyển sinh đầu cấpNhật Bản dự kiến nâng hạn mức cho phép nhập cảnh lên 7.000 người/ngày

Năm nay, dự báo các trường ĐH đều có phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT trong đề án tuyển sinh. Vì vậy, một số trường ĐH, trong đó có các trường đào tạo khối ngành Y Dược đề xuất Bộ GD&ĐT cần ra đề thi có độ phân hóa cao hơn.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2021 Ảnh: Như Ý

Ghi nhận cho thấy, các trường Y dược đều dành chỉ tiêu từ 80% đến trên 90% để xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ngoài phương thức này, những trường Y dược lớn như trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Y dược Thái Bình có sử dụng thêm phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ ngoại ngữ để tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh vào ngành Y đa khoa.

GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội căn cứ vào diễn biến của dịch bệnh, dự báo, nếu không phát sinh tình huống đột biến, vào khoảng tháng 6, 7, tình hình dịch bệnh có thể khả quan hơn.

Cùng với đề xuất tăng độ phân hóa đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cao hơn, có ý kiến cũng cho rằng, Bộ GD&ĐT cần sớm ban hành quy chế tuyển sinh năm 2022 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các trường ĐH, bởi dù chủ trương là ổn định nhưng những điều chỉnh mang tính kỹ thuật (nếu có) cũng tác động lớn đến các thí sinh.

Do đó, Bộ GD&ĐT nên hướng đến thực hiện một kỳ thi theo hướng bình thường mới, tránh việc chia cắt thành nhiều đợt, có những thí sinh không được tham gia thi.

Ông cũng đề xuất đề thi tốt nghiệp THPT phân hóa hơn để các trường sử dụng kết quả tuyển sinh một cách hợp lý. Trường ĐH Y Hà Nội vẫn xác định điểm thi tốt nghiệp THPT là phương thức chính để xét tuyển năm 2022.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Y dược TPHCM cũng cho rằng, trong bối cảnh tự chủ tuyển sinh, các trường có thể đưa ra các phương thức tuyển sinh riêng, tuy nhiên trong hoàn cảnh đặc biệt, nhất là ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc tự tổ chức các kỳ thi riêng càng khó khăn và áp lực cho chính các trường và thí sinh.

Hiện nay, tỷ lệ các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn. Do đó, theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 Bộ GD&ĐT cần ra đề thi theo hướng tăng tính phân hóa để các trường có đầu vào cao như khối ngành Y dược vẫn có thể sử dụng kết quả này để tuyển sinh.

Tổ chức thi riêng không dễ

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay từ thực tế đã tổ chức kỳ thi đánh giá Tư duy thì tổ chức một kỳ thi riêng đối với một trường ĐH rất phức tạp. Ông phân tích, nếu tổ chức thi riêng để xét tuyển cho riêng trường ĐH đó thì rất ít thí sinh tham gia do quyền lợi bị hạn chế. Còn tổ chức kỳ thi riêng có nhiều trường tham gia thì rất vất vả vì phải tuân theo các nguyên tắc cơ quan Bộ GD&ĐT đưa ra. Công tác tổ chức thi phức tạp nên áp lực rất lớn.

PGS Điền cho hay cộng đồng các trường ĐH sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá Tư duy chỉ dành 10% chỉ tiêu cho phương thức này. Riêng trường ĐH Bách khoa Hà Nội do đã áp dụng những năm trước nên chỉ tiêu nhiều hơn.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận định đề thi tốt nghiệp THPT năm 2017, 2018 có mức độ phân hóa tương đối tốt, các trường có thể yên tâm dựa vào kết quả này để xét tuyển.

Tuy nhiên từ năm 2020, 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tính phân hóa giảm, không đảm bảo khi xét tuyển ĐH. Hy vọng trong năm 2022, Bộ GD&ĐT tiếp tục xây dựng đề thi có tính phân hóa cao hơn, đảm bảo các trường có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển.

Theo Tiền phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top