Giáo dục Tuyển sinh
Tuyển sinh đại học 2023 có gì mới?
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Năm 2023, Bộ sẽ không ban hành quy chế tuyển sinh mới. Về cơ bản, công tác tuyển sinh sẽ giữ ổn định như năm 2022.
Phụ huynh và học sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ tăng cường các giải pháp, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho cơ sở đào tạo, tạo thuận lợi hơn cho thí sinh. Trong đó, Bộ sẽ nâng cấp các chức năng của phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung, tăng cường tính năng kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm sai sót.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển; yêu cầu không sử dụng những phương thức xét tuyển không phù hợp, ít hiệu quả và gây khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Tuy nhiên, theo Quy chế tuyển sinh ĐH, tuyển sinh CĐ ngành giáo dục mầm non, ban hành ngày 6/6/2022, một điểm mới sẽ được áp dụng từ kỳ tuyển sinh năm 2023 là thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực 2 năm, là trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp để xét tuyển vào ĐH. Cách tính mức điểm ưu tiên có thay đổi so với năm 2022 nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.
Cụ thể, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định của quy chế.
Theo Báo Tin tức
- Giao lưu, hợp tác quốc tế trong giảng dạy (06/02)
- Học tiếng Anh nhanh, trang web chia sẻ tài liệu tiếng Anh cho mọi người (05/02)
- Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chuyển biến bắt đầu từ người học (05/02)
- Nhiều đề tài khoa học kỹ thuật của học sinh có tính ứng dụng cao (04/02)
- Hơn 3.200 chỉ tiêu tuyển sinh cao học, nghiên cứu sinh và dự bị tiến sĩ (04/02)
- Trải nghiệm văn hóa, một hướng đi mở trong dạy học (04/02)
- Thi Tốt nghiệp THPT 2023: Bộ Giáo dục cần sớm công bố đề minh họa (04/02)
- Đại học Huế tuyển sinh đại học theo hình thức đào tạo từ xa (03/02)
-
Giao lưu, hợp tác quốc tế trong giảng dạy
- Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chuyển biến bắt đầu từ người học
- Nhiều đề tài khoa học kỹ thuật của học sinh có tính ứng dụng cao
- Hơn 3.200 chỉ tiêu tuyển sinh cao học, nghiên cứu sinh và dự bị tiến sĩ
- Trải nghiệm văn hóa, một hướng đi mở trong dạy học
- Thi Tốt nghiệp THPT 2023: Bộ Giáo dục cần sớm công bố đề minh họa
- Đại học Huế tuyển sinh đại học theo hình thức đào tạo từ xa
- Trường tiểu học số 2 Thủy Phù đón bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia
- Tuyển sinh Đại học 2023: Nhiều trường sử dụng kết quả kỳ thi riêng, chứng chỉ quốc tế
- 104 đề tài tham dự cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật dành cho học sinh
-
Chuyện ít biết về đồ án đạt hai giải thưởng kiến trúc
- Tăng tốc tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp
- Tuyển sinh đại học 2023 sẽ diễn ra sớm hơn so với năm 2022
- Xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
- Trường tiểu học số 2 Thủy Phù đón bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia
- Nguyễn Khoa Hùng - Học sinh 3 tốt
- Trải nghiệm văn hóa, một hướng đi mở trong dạy học
- Thi Tốt nghiệp THPT 2023: Bộ Giáo dục cần sớm công bố đề minh họa
- Đại học Huế tuyển sinh đại học theo hình thức đào tạo từ xa
- Hơn 3.200 chỉ tiêu tuyển sinh cao học, nghiên cứu sinh và dự bị tiến sĩ
-
Giao lưu, hợp tác quốc tế trong giảng dạy
- Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chuyển biến bắt đầu từ người học
- Hơn 3.200 chỉ tiêu tuyển sinh cao học, nghiên cứu sinh và dự bị tiến sĩ
- Trải nghiệm văn hóa, một hướng đi mở trong dạy học
- Thi Tốt nghiệp THPT 2023: Bộ Giáo dục cần sớm công bố đề minh họa