Y tế - Sức khỏe Tin tức y tế
Tỷ lệ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế mới đạt trên 50%
Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, đến thời điểm này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV ở nước ta mới đạt trên 50%.
Cán bộ y tế khám, tư vấn điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS
Một số bệnh nhân không mua bảo hiểm y tế vì sợ bị phân biệt, kỳ thị đối xử, ngại chờ đợi khi khám bảo hiểm. Một số bệnh nhân khác do kinh tế khó khăn không đủ tài chính mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Một số người do thiếu giấy tờ tùy thân hoặc thông tin trên các giấy tờ có sự khác biệt nên cũng không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm y tế.
Đến tháng 5/2017, 82% cơ sở điều trị HIV thuộc bệnh viện và trung tâm y tế 2 chức năng đã ký được hợp đồng với cơ quan bảo hiểm y tế, trong đó có 44,4% cơ sở cung cấp dịch vụ qua bảo hiểm y tế; 9/29 trung tâm phòng chống HIV ký được hợp đồng và 5/9 trung tâm đang cung cấp dịch vụ qua bảo hiểm y tế. Hiện có 9 tỉnh đã ký được hợp đồng với cơ quan bảo hiểm y tế về thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhiễm HIV gồm: Bạc Liêu, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang, Thừa Thiên - Huế, Bắc Giang.
Số địa phương còn lại hiện chưa ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm là do nhiều nguyên nhân. Đó là do nhiều cơ sở điều trị HIV/AIDS trước đây thuộc hệ thống y tế dự phòng nên cán bộ y tế chưa có chứng chỉ hành nghề riêng về điều trị HIV. Vì vậy, các cán bộ này cần có thời gian thực hành tại bệnh viện mới được cấp chứng chỉ hành nghề, từ đó cơ sở đó mới được cấp giấy phép khám chữa bệnh. Ngoài ra, cơ sở điều trị HIV/AIDS tại bệnh viện hoạt động theo dự án, khi chuyển sang khám chữa bệnh bảo hiểm y tế phải được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ, bổ sung hợp đồng khám chữa bệnh HIV/AIDS mới đủ điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, người bệnh nhiễm HIV trước đây được dự án, tổ chức quốc tế hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, nay nếu muốn được thanh toán từ quỹ Bảo hiểm y tế thì phải tham gia bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, người nhiễm HIV thường khó khăn về tài chính nên không có khả năng mua thẻ bảo hiểm y tế thường xuyên và đầy đủ.
Cục Phòng chống HIV/AIDS nhấn mạnh: Trước tình hình trên, để tăng độ bao phủ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bố trí các nguồn kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV để đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế. Thực hiện chỉ đạo này, nhiều tỉnh đã cân đối ngân sách của địa phương để mua bảo hiểm y tế cấp cho người nhiễm HIV. Đồng thời, Cục Phòng chống HIV/AIDS đang rà soát nhu cầu bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV của một số tỉnh khó khăn để dùng nguồn kinh phí viện trợ quốc tế hỗ trợ trong thời gian đầu chuyển đổi nguồn lực.
Vấn đề đồng chi trả đối với thuốc ARV, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan thuộc tỉnh căn cứ vào khả năng ngân sách thông qua Quỹ khám chữa bệnh người nghèo, Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV và các quỹ khác thuộc địa phương (nếu có). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục Phòng chống HIV/AIDS đã yêu cầu các đơn vị rà soát số lượng bệnh nhân có thẻ, chưa có thẻ và phân theo nhóm đối tượng bệnh nhân (người nghèo, cận nghèo, học sinh, người lao động…); cập nhật hàng quý số lượng bệnh nhân có thẻ tại địa phương. Đồng thời, địa phương xây dựng kế hoạch khảo sát, đánh giá việc triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV nhằm tháo gỡ các vướng mắc khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện bao phủ 100% bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV và việc đảm bảo kinh phí của các địa phương cho phần cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV…
Theo TTXVN
- Trên tuyến đầu chống dịch (26/02)
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn (26/02)
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 (26/02)
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên (26/02)
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2 (26/02)
- Phân phối vắc xin COVID-19 bảo đảm kịp thời, minh bạch (26/02)
- Hoàn thành cài đặt ứng dụng Hue-S cho người dân Thừa Thiên Huế trước 28/2/2021 (25/02)
- 7 đợt tiêm 150 triệu liều vaccine COVID-19 cho toàn dân (25/02)
-
Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vaccine phòng COVID-19 năm 2021
- Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không
- Sáng nay, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới
-
Hơn 300 tình nguyện viên ĐH Huế hỗ trợ các chốt phòng, chống dịch
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Không để người dân từ vùng dịch vào địa bàn mà không được kiểm soát
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Xử phạt nghiêm các trường hợp cố tình khai gian dối để được xét nghiệm COVID-19
- Chủ động, linh hoạt hơn nữa trong xử lý tình huống
- Đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ vào khám, chữa bệnh
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Xét nghiệm COVID-19 cho hơn 350 thanh niên chuẩn bị nhập ngũ
- Sáng 22/2, Hải Dương thêm 4 ca mắc Covid-19