Thế giới Thế giới
Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới đạt mức “cao nhất mọi thời đại”
TTH.VN - Trong một báo cáo mới vừa được công bố trước thềm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) hôm qua cho biết tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới trong năm ngoái đạt hơn 25%. Mặc dù tỷ lệ này vẫn còn cách xa mục tiêu bình đẳng giới, nhưng đây là mức cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.
Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào quốc hội trên toàn thế giới trong năm 2020 đạt mức cao nhất lịch sử. Ảnh: UN/Nhandan
“Tôi rất vui được thông báo rằng lần đầu tiên phụ nữ chiếm hơn 1/4 số đại biểu quốc hội trên toàn thế giới. Tỷ lệ trung bình toàn cầu của phụ nữ trong quốc hội hiện đã đạt 25,5%”, Tổng thư ký IPU Martin Chungong công bố báo cáo mới nhất về Phụ nữ ngày 5/3.
Cách mục tiêu bình đẳng giới đến 50 năm
“Trong khi hân hoan chào đón mức tăng cao nhất mọi thời đại này, chúng tôi nhận thấy sự tiến bộ đang diễn ra một cách quá thận trọng, thậm chí là rất chậm chạp… Với tốc độ hiện tại, phải mất 50 năm nữa chúng ta mới có thể đạt được bình đẳng giới trong quốc hội. Và tất nhiên, điều này thật phi logic và không thể chấp nhận được”, Tổng thư ký Chungong nhấn mạnh.
Được biết, sau các cuộc bầu cử năm 2020, tỷ lệ phụ nữ toàn cầu trong quốc hội tăng 0,6 điểm so với năm 2019.
Theo Tổng thư ký Chungong, Rwanda, Cuba và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là các các quốc gia đã đạt được bình đẳng giới, khi phụ nữ chiếm 50% hoặc nhiều hơn số ghế trong quốc hội.
Đặt hạn ngạch về giới
IPU ủng hộ các hạn ngạch về giới được thiết kế phù hợp, cho rằng đó là chìa khóa cho sự tiến bộ, ví như trong các cuộc bầu cử được tổ chức năm 2020. Hạn ngạch về giới trong bầu cử đã được áp dụng ở 25 trong số 57 quốc gia thuộc nghị viện trong năm ngoái. Trung bình, các quốc hội có hạn ngạch bầu thêm gần 12% phụ nữ vào các vị trí ở hạ viện, và hơn 7,4% phụ nữ vào các ghế trong thượng viện.
Tổng thư ký IPU cho biết: “Khi phụ nữ tham gia vào việc xây dựng luật về các vấn đề cụ thể, kết quả đạt được sẽ tốt hơn trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe…”.
Châu Mỹ dẫn đầu thế giới
Mặc dù tất cả các khu vực đều ghi nhận sự tiến bộ thì châu Mỹ lại một lần nữa dẫn đầu danh sách trong năm 2020, với phụ nữ chiếm 32,4% tổng số nghị sĩ. Đáng chú ý, ở Chile, Colombia và Ecuador, tỷ lệ này cao hơn mức trung bình.
Ở châu Phi cận Sahara, Mali và Niger đã đạt được những thành tựu đáng kể về sự hiện diện của phụ nữ trong quốc hội, bất chấp những thách thức về an ninh. Theo IPU, các quốc gia này là minh chứng cho thực tế rằng vai trò của phụ nữ trong các quá trình chuyển đổi chính là chìa khóa cho việc trao quyền chính trị cho họ.
Tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội thấp nhất được ghi nhận ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, với tỷ lệ trung bình là 17,8%. Ngoại trừ New Zealand, số lượng nữ nghị sĩ ở Thái Bình Dương luôn ở mức thấp hoặc vắng bóng hoàn toàn trong năm 2020.
Đại dịch ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử
Báo cáo "Phụ nữ trong Quốc hội" của IPU cũng cho thấy, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến các cuộc bầu cử và vận động tranh cử trong năm ngoái.
“Đại dịch COVID đã có tác động tiêu cực đến các cuộc bầu cử. Ở một số quốc gia, các cuộc bầu cử đã bị hoãn lại… Ở một số nước khác, chúng tôi thấy rằng phụ nữ phải đối mặt với tất cả mọi trở ngại do hậu quả của đại dịch làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng giới hiện có trong chính trị”, lãnh đạo IPU cho biết
IPU cũng tiết lộ rằng tình trạng bạo lực trực tuyến đối với phụ nữ ngày càng lan rộng, đe dọa sự tham gia của phụ nữ vào đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang tham gia nghị viện từ xa, dựa trên công nghệ có thể có tác động tích cực lâu dài đối với phụ nữ trong quốc hội.
TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN News)
- Vai trò quan trọng của ASEAN trong giải quyết khủng hoảng ở Myanmar (23/04)
- Anh: Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 giảm đáng kể sau khi tiêm vaccine (23/04)
- Thủ đô Washington vượt qua cửa Hạ Viện để có thể trở thành bang thứ 51 của Mỹ (23/04)
- Những điều kỳ thú về đất nước Mông Cổ (23/04)
- Lào phong toả thủ đô do số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến (23/04)
- Thông điệp liên bang thể hiện rõ tầm nhìn đối nội, đối ngoại của nước Nga (22/04)
- WHO hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở 25 quốc gia (22/04)
- 40 nhà lãnh đạo thế giới nhận lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Mỹ (22/04)
-
Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- Anh triển khai nhóm chuyên gia chuẩn bị cho những đại dịch tương lai
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
-
Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Việt Nam có thể chiếm 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- Indonesia gấp rút chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019
- Hôm nay, Tổng thống Nga V.Putin đọc thông điệp liên bang năm 2021