Thế giới

Úc tiến hành kế hoạch dài hơi chống IS

ClockThứ Năm, 10/09/2015 15:02
TTH.VN - Hãng tin BBC hôm nay (10/9) dẫn lời Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cho biết, vai trò của Úc trong cuộc chiến chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Trung Đông có thể kéo dài "hàng năm trời".

Theo BBC, nhận định này được đưa ra sau khi Chính phủ Úc tuyên bố các máy bay chiến đấu nước này sẽ tham gia vào nhiệm vụ chống IS ở Syria.

Chính phủ Úc tuyên bố sẽ tiếp nhận thêm 12.000 người di cư từ Syria. Ảnh: Reuters.

Trước đây, với tư cách là một phần của liên minh do Mỹ dẫn đầu, lực lượng không quân Úc chỉ thực hiện nhiệm vụ không kích chống lại nhóm chiến binh IS ở Iraq. Ngoài ra, Úc cũng đã gửi quân giúp đào tạo và tư vấn cho quân đội Iraq.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước, Ngoại trưởng Bishop cho biết, Chính phủ Úc đã cam kết sẽ tiêu diệt nhóm chiến binh cực đoan đầy nguy hiểm này. "Chúng tôi đã luôn nói rằng, sự tham gia của chúng tôi trong các nhiệm vụ chống lại IS tại Iraq sẽ kéo dài hàng năm, không phải chỉ vài tháng hay vài ngày," cô nói.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews cũng tiết lộ với hãng tin ABC rằng vai trò của nước này trong các cuộc xung đột ở Trung Đông sẽ kéo dài "hai hoặc ba năm, tôi không thể nói chính xác bao lâu được".

Lực lượng Không quân Úc đã tiến hành ném bom nhắm vào các mục tiêu của IS ở Iraq trong khoảng 12 tháng qua, nhưng tháng trước, Mỹ đã yêu cầu Úc tiếp tục hỗ trợ chiến dịch, mở rộng vai trò bằng việc theo đuổi các mục tiêu ở Syria.

Trong một diễn biến liên quan, tuần này Úc tuyên bố sẽ tiếp nhận thêm 12.000 người nhập cư đang chạy trốn cuộc khủng hoảng Syria, là ưu tiên trong cam kết sẽ tiếp nhận 13.750 người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới trong năm 2015 của nước này.

Úc cũng sẽ cung cấp 32 triệu USD cho các tổ chức nhân đạo của Liên Hợp Quốc đang làm việc tại Trung Đông để trực tiếp chi trả cho việc hỗ trợ cho 240.000 người phải di tản ở các nước láng giềng Syria và Iraq. Kế hoạch này sẽ làm tăng tổng số viện trợ nhân đạo của Úc cho các cuộc xung đột ở Syria và Iraq lên đến 174.5 triệu USD, tính từ năm 2011.

Châu Âu hiện đang phải vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ II, với hàng chục ngàn người tràn qua biên giới để vào châu Âu nhằm chạy trốn khỏi tình trạng chiến tranh, bạo lực và đói nghèo đang diễn ra ở quê hương họ, nhất là ở Syria.

Tố Quyên (lược dịch từ BBC & ABCnews)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top