Thế giới Thế giới
Úc và Malaysia đến tận Đông Phi xem mảnh vỡ nghi của MH370
Các quan chức Úc và Malaysia đã lên đường đến Mozambique để nhận và kiểm tra mảnh vỡ máy bay tìm thấy ở bờ đông châu Phi để xem nó có phải của chuyến bay mất tích MH370 hay không.
![]() |
Chủ tịch Viện Hàng không dân sự Mozambique bên cạnh mảnh vỡ nghi thuộc về MH370. Ảnh:AFP |
Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia Liow Tiong Lai ngày 3-3 cho biết các quan chức Úc và Malaysia đã lên đường đến Mozambique để nhận và kiểm tra mảnh vỡ máy bay tìm thấy ở bờ đông châu Phi để xác định xem mảnh vỡ này có thuộc về chuyến bay mất tích MH370 hay không.
AFP nhận định mảnh vỡ dài 1 mét được tìm thấy trên bờ biển Mozambique có thể cung cấp manh mối mới về số phận chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích 2 năm trước đây.
"Từ những hình ảnh bày ra trước mắt, có khả năng cao mảnh vỡ máy bay thuộc về một chiếc Boeing 777" - Bộ trưởng Liow tuyên bố.
AFP đánh giá trong khi ông Liow vẫn lưu ý về sự cần thiết của việc giám định kỹ càng hơn thì lời tuyên bố về "khả năng cao" trong tuyên bố hôm 3-3 của ông có phần chắc chắn hơn tuyên bố "khả năng cao" của ngày trước đó.
Các quan chức hàng không Mozambique đã công bố mảnh vỡ máy bay lần đầu tiên hôm 3-3 tại Maputo và cho biết họ đã liên hệ với Úc và Malaysia về việc gởi mảnh vỡ để phân tích.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Úc Darren Chester cho biết mảnh vỡ sẽ được chuyển đến Úc để kiểm tra bởi các quan chức và chuyên gia hàng không, bao gồm cả Boeing.
Nếu mảnh vỡ này được xác nhận thuộc về MH370 thì nó sẽ là bằng chứng vật lý thứ hai cho một trong những tai nạn bí ẩn nhất của hàng không thế giới.
Tháng 7-2015 các nhà chức trách đã phát hiện một phần cánh máy bay trôi dạt lên bờ biển của đảo Reunion thuộc Ấn Độ Dương và sau đó các quan chức liên quan đến cuộc tìm kiếm MH370 đã xác nhận mảnh vỡ này thuộc về chiếc máy bay mất tích bí ẩn này.
Theo Tuổi trẻ
- Việt Nam có thể chiếm 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025 (19/04)
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021 (19/04)
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017 (19/04)
- Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae (19/04)
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh (19/04)
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động (18/04)
- Indonesia xây dựng thủ đô mới là thành phố thông minh kiểu mẫu (18/04)
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore (18/04)
-
Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
-
Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Mỹ rút quân khỏi Afghanistan: “Đã đến lúc chấm dứt cuộc chiến mãi mãi”
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ