ClockThứ Bảy, 14/05/2016 09:26

ƯCV Đại biểu Quốc hội và chương trình hành động

TTH - Được về ứng cử ĐBQH khóa XIV tại quê hương, tôi rất xúc động, vinh dự và nhận thấy trách nhiệm ngày càng cao hơn nhằm thực hiện tốt hơn chức trách của mình.

Ông Nguyễn Ngọc Thiện, UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch:

Góp phần xây dựng quê hương phát triển tương xứng với tiềm năng

Được về ứng cử ĐBQH khóa XIV tại quê hương, tôi rất xúc động, vinh dự và nhận thấy trách nhiệm ngày càng cao hơn nhằm thực hiện tốt hơn chức trách của mình. Từng kinh qua công tác ở các vị trí chủ chốt, trọng trách của tỉnh, và nay là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), tôi đã có thời gian dài sâu sát với thực tế, được gặp gỡ, tiếp xúc và ghi nhận nhiều tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân, để qua đó, đưa thành vấn đề thảo luận trên bàn nghị sự. Đồng thời, với cương vị ĐBQH các khóa XII, khóa XIII, tôi đã nghiên cứu, tích cực tham gia đóng góp xây dựng chính sách, các luật, pháp lệnh, các nghị quyết của Quốc hội. Qua đó, nhiều vấn đề vướng mắc, bức xúc trong cuộc sống và các ý kiến chính đáng của cử tri đã được các bộ, ngành tiến hành giải quyết; trong đó, vấn đề nào thuộc phạm vi của Bộ VHTTDL đều được giải quyết thấu đáo, góp phần tháo gỡ những khó khăn cho Nhân dân.

Hiện nay, trước thực trạng văn hóa trong lễ hội, tình hình tai nạn giao thông, sử dụng chất cấm - chất bẩn trong chăn nuôi, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm… cho thấy cần giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức, đạo đức của con người. Văn hóa cần được đẩy mạnh để xây dựng xã hội lành mạnh.

Với tư cách là thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL, tôi sẽ tiếp tục triển khai nhiều vấn đề quan trọng của ngành như: Đẩy mạnh thực hiện xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo Nghị quyết 33 của Trung ương; xây dựng gia đình văn hóa, cụm dân cư, khu phố văn hóa với việc bổ sung thêm các tiêu chí mới; phát động phong trào thể thao quần chúng sâu rộng, thể thao trong trường học, khu dân cư; xây dựng gia đình Việt Nam đoàn kết, với các giá trị truyền thống lành mạnh, là nơi để giáo dục các thế hệ trẻ và từ đó góp phần giáo dục xã hội; tiếp tục phát triển lĩnh vực du lịch để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020…

Nếu trúng cử ĐBQH nhiệm kỳ thứ 3 lần này, tôi sẽ nỗ lực tiếp tục xây dựng cho đất nước, cho lĩnh vực chuyên ngành mình phụ trách và góp phần xây dựng cho quê hương của mình phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.

PGS.TS, bác sĩ Phạm Như Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện TW Huế:

Góp sức nâng cao vị thế ngành Y tế Thừa Thiên Huế

Với kinh nghiệm 27 năm công tác trong ngành Y tế và kinh nghiệm của một đại biểu HĐND tỉnh (nhiệm kỳ 2011-2016), nếu trúng cử đại biểu Quốc hội, tôi hy vọng sẽ tham mưu cho Quốc hội giám sát việc thực hiện các vấn đề liên quan đến chính sách, chiến lược y tế tại địa phương và cả nước như: Luật Khám chữa bệnh, BHYT, dược, ghép tạng; công tác quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh; phòng chống dịch; quy hoạch phòng chống ung thư và các bệnh không lây nhiễm; công tác đào tạo cán bộ y tế; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em, dân số và kế hoạch hoá gia đình; công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, tham gia chương trình Quân dân y kết hợp trong bảo vệ sức khỏe cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân vùng biên giới, hải đảo; tham gia quyết định các biện pháp thực hiện chế độ ưu đãi đối với các đối tượng chính sách và các gia đình có công với nước; bảo vệ và chăm sóc các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội...

Trung tâm y tế chuyên sâu đang là thế mạnh của Thừa Thiên Huế, được cấu thành bởi 3 thành phần: Bệnh viện TW Huế, Trường đại học Y Dược Huế, Sở Y tế. Trong những năm qua, từng đơn vị đã phát huy thế mạnh của mình, góp phần đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm đầu ngành về y học tại Việt Nam và khu vực.

Nhiệm vụ quan trọng nhất đối với tôi là góp phần tiếp tục duy trì và nâng cao vị thế ngành Y tế Thừa Thiên Huế, xây dựng Huế trở thành “Trung tâm y học cao cấp, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao”. Tại Bệnh viện TW Huế, từ 2004-2015, đã tiếp nhận các nguồn vốn tổng cộng khoảng 3.000 tỷ đồng để xây dựng 9 trung tâm và thực hiện 2 dự án đào tạo nguồn nhân lực. Trong giai đoạn tới, bệnh viện triển khai các dự án nước thải - vệ sinh môi trường, Trung tâm Sản phụ khoa, máy Cyclotron/PET CT trong xây dựng Trung tâm Ung bướu (ODA của Bỉ) và nhận chuyển giao Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành Bệnh viện TW Huế cơ sở 2.  

Như vậy, sau khi hoàn thành, trung tâm y học cao cấp của Huế sẽ ngang tầm với  Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng như các nước trong khu vực.

Bá Trí - Xuân Hồng (ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chương trình hành động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

Ngày 16/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 189/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Chương trình hành động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
Triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Sáng 27/8, tại thành phố Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xúc tiến đầu tư vào Vùng với chủ đề “Tiềm năng-Cơ hội-Hợp tác phát triển”.

Triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Return to top