Thế giới

UNCTAD: Những sai lầm về chính sách có thể gây ra suy thoái tồi tệ

ClockThứ Bảy, 08/10/2022 08:51
TTH - Báo cáo mới được Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) mới đây công bố rằng, thế giới đang trên đường tiến gần hơn đến suy thoái toàn cầu và tình trạng trì trệ kéo dài, trừ khi các chính sách tài khóa và tiền tệ đang gây ảnh hưởng ở một số nền kinh tế tiên tiến nhanh chóng được thay đổi.

UNCTAD: Khủng hoảng chi phí sinh hoạt khiến người nghèo tổn thương nhấtTăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến ​​giảm 1% trong năm nay

Suy thoái toàn cầu - mối đe dọa cho nhiều quốc gia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Trước thực tế này, Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan nhận xét: “Vẫn còn thời gian để bước ra khỏi bờ vực suy thoái”.

Theo bà Rebeca Grynspan, đây là vấn đề về lựa chọn chính sách và ý chí chính trị, trong đó những hành động như hiện nay đang làm tổn thương những cộng đồng và những cá nhân dễ bị tổn thương nhất.

Được biết, UNCTAD cảnh báo rằng suy thoái toàn cầu do chính sách gây ra có thể tồi tệ hơn những gì xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009.

Cơ quan này cho biết, thắt chặt tiền tệ quá mức và hỗ trợ tài chính không đầy đủ có thể khiến các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới tiếp tục rơi vào các cuộc khủng hoảng.

Báo cáo Triển vọng Phát triển trong một thế giới còn nhiều thách thức chỉ ra rằng những cú sốc từ nguồn cung, suy giảm niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư, cũng như xung đột ở Ukraine đã và đang gây ra suy thoái toàn cầu và tạo áp lực lạm phát.

Trong lúc tất cả các khu vực đều bị ảnh hưởng, những hồi chuông cảnh báo đang vang lên ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, nhiều quốc gia trong số đó đang tiến gần đến nguy cơ vỡ nợ.

Khi căng thẳng khí hậu gia tăng, tổn thất và thiệt hại bên trong các nền kinh tế dễ bị tổn thương cũng sẽ gia tăng, cộng thêm đó là thiếu không gian tài chính để đối phó với thiên tai cũng có thể xảy ra.

Bản báo cáo dự đoán rằng, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm xuống còn 2,5% trong năm 2022, trước khi tiếp tục giảm xuống mức 2,2% trong năm 2023. Sự suy giảm toàn cầu sẽ khiến GDP thấp hơn xu hướng trước đại dịch COVID-19 và khiến thế giới thiệt hại hơn 17 nghìn tỷ USD.

Mặc dù vậy, các ngân hàng trung ương hàng đầu vẫn đang tăng mạnh lãi suất, đe dọa cắt giảm tốc độ tăng trưởng và khiến cuộc sống của “những ai nợ nhiều” trở nên khó khăn hơn.

Sự suy thoái toàn cầu sẽ khiến các nước đang phát triển đối mặt với một loạt các cuộc khủng hoảng nợ, khủng hoảng về sức khỏe và khủng hoảng về khí hậu.

Theo báo cáo, các quốc gia thu nhập trung bình ở Mỹ Latinh và các quốc gia thu nhập thấp ở châu Phi có thể phải chịu một số tác động gây suy giảm kinh tế mạnh nhất trong năm nay.

Khủng hoảng nợ

Với 60% các quốc gia có thu nhập thấp và 30% các nền kinh tế thị trường mới nổi đang trong/hoặc gần rơi vào cảnh nợ nần, UNCTAD cảnh báo về nguy cơ một cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu có thể xảy ra.

Các quốc gia có dấu hiệu lâm vào cảnh túng quẫn từ trước đại dịch đang bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, các cú sốc khí hậu đang làm gia tăng nguy cơ bất ổn kinh tế ở các nước đang phát triển có mắc nợ.

Hiện cơ quan của Liên Hiệp Quốc đang yêu cầu các tổ chức tài chính quốc tế khẩn trương tăng cường thanh khoản và gia hạn nợ cho các nước đang phát triển. Trong đó, kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho phép sử dụng công bằng hơn các Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) và để các nước ưu tiên xây dựng khuôn khổ pháp lý đa phương về tái cơ cấu nợ.

Tăng lãi suất

Việc tăng lãi suất ở các nền kinh tế tiên tiến đang tác động mạnh đến các quốc gia dễ bị tổn thương nhất.

Điều này được nhìn thấy rõ nhất khi ghi nhận trong năm nay, khoảng 90% các quốc gia đang phát triển đã chứng kiến đồng tiền của họ suy yếu so với đồng Dollar, với hơn 1/3 trong số này giảm hơn 10%.

Và khi giá cả của các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và năng lương tăng vọt sau xung đột ở Ukraine, đồng Dollar tăng giá đã làm trầm trọng hơn tình hình khi giá nhập khẩu hàng hóa gia tăng ở các nước đang phát triển.

Trong tương lai, UNCTAD kêu gọi các nền kinh tế tiên tiến tránh các biện pháp thắt lưng buộc bụng và các tổ chức quốc tế cũng cần cải cách đa phương để mang lại cho các nước đang phát triển tiếng nói công bằng hơn.

Trong 2 năm qua, giá cả hàng hóa tăng, đặc biệt là giá lương thực và năng lượng, đã đặt ra những thách thức đáng kể cho các hộ gia đình ở khắp mọi nơi.

Giữa lúc áp lực tăng giá phân bón đe dọa thiệt hại lâu dài cho nhiều nông dân quy mô nhỏ trên khắp thế giới, thị trường hàng hóa đã và đang ở trong tình trạng hỗn loạn trong một thập kỷ.

Để giải quyết tình hình, UNCTAD đã yêu cầu các chính phủ tăng chi tiêu công và sử dụng các biện pháp kiểm soát giá cả đối với năng lượng, thực phẩm và các lĩnh vực quan trọng khác. Các nhà đầu tư cũng cần “chuyển thêm tiền” vào các dự án năng lương tái tạo, kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhiều hơn nữa cho Sáng kiến ngũ cốc do Liên Hiệp Quốc làm trung gian.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
3 sai lầm cần tránh khi thay đổi công việc

Thay đổi công việc nhìn chung là một quá trình tương đối tốn thời gian và phức tạp bởi bạn cần xem xét đến nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, chẳng hạn như khả năng cá nhân, định hướng tương lai, môi trường làm việc mới,... Nếu không cân đo đong đếm một cách kỹ lưỡng, bạn sẽ rất dễ mắc sai lầm.

3 sai lầm cần tránh khi thay đổi công việc
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Return to top