Thế giới

UNCTAD: Thương mại toàn cầu dự kiến giảm đến 20% trong năm 2020

ClockThứ Năm, 18/06/2020 10:52
TTH.VN - Dòng thương mại hàng hóa quốc tế dự kiến ​​sẽ tiếp tục lao dốc trong những tháng tới khi các nền kinh tế phải vật lộn để phục hồi sau các biện pháp phong toả được sử dụng để làm chậm sự bùng phát của đại dịch COVID-19.

G20 cam kết tránh các rào cản thương mại “không cần thiết”Ngân hàng Thế giới cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2020Sự giảm tốc của thương mại toàn cầu ảnh hưởng nặng nề nhất đến EU

Thương mại toàn cầu dự kiến giảm đến 20% trong năm nay. Ảnh: TTXVN

Dữ liệu mới của Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) vừa công bố cho thấy thương mại hàng hóa đã giảm 5% trong quý I năm nay, dự kiến sẽ giảm sâu đến 27% trong quý II và giảm tổng thể 20% trong cả năm 2020.

Bà Pamela Coke-Hamilton, Giám đốc thương mại quốc tế của UNCTAD cho rằng, vẫn còn rất nhiều điều không chắc chắn về khả năng phục hồi kinh tế trong nửa cuối năm nay. Thương mại quốc tế có thể vẫn thấp hơn năm 2019, tuy nhiên nó còn sự phụ thuộc vào tình hình đại dịch và mức độ các chính sách mà chính phủ các nước áp dụng khi khởi động lại nền kinh tế.

Báo cáo mới nhất của UNCTAD mang đến một cái nhìn toàn diện về thương mại quốc tế và các vấn đề chính ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại trong bối cảnh hiện nay.

Một kịch bản đáng lo ngại đối với các nước đang phát triển

Các dự báo cho thấy những tác động của đại dịch COVID-19 gây ra sự suy giảm thương mại đặc biệt nhanh chóng đối với các nước đang phát triển. Ở nhóm nước này, trong khi xuất khẩu giảm có thể do sự sụt giảm nhu cầu ở thị trường đích, thì việc giảm nhập khẩu có thể cho thấy sự sụt giảm không chỉ ở nhu cầu mà còn do những vấn đề về tỷ giá hối đoái, lo ngại về nợ và thiếu ngoại tệ.

Dữ liệu sơ bộ cho tháng 4 cho thấy sự suy giảm mạnh nhất diễn ra ở Nam Á và Trung Đông, nơi thương mại có thể giảm sâu tới 40%. Trong khi đó, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dường như đang hoạt động tốt nhất, với sự sụt giảm chỉ ở mức một con số cả trong quý I/2020 và tháng 4.

Trung Quốc có vẻ như đã hoạt động tốt hơn các nền kinh tế lớn khác trong tháng 4, với xuất khẩu tăng trưởng 3%. Tuy nhiên dữ liệu gần đây nhất chỉ ra rằng sự phục hồi có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khi nhập khẩu và xuất khẩu của quốc gia này đã giảm khoảng 8% trong tháng 5.

Ngành ô tô và năng lượng giảm mạnh, thực phẩm ổn định

Báo cáo cho thấy sự gián đoạn kinh tế do COVID-19 đã gây ảnh hưởng không đồng đều lên một số ngành.

Trong quý I/2020, ngành dệt may giảm gần 12%, trong khi máy móc văn phòng và ô tô giảm khoảng 8%. Ngược lại, giá trị thương mại quốc tế trong lĩnh vực nông sản đến nay vẫn ít biến động nhất, đạt mức tăng khoảng 2%.

Dữ liệu sơ bộ tháng 4 cho thấy sự sụt giảm diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó ngành thương mại năng lượng và các sản phẩm ô tô chứng kiến sự tụt dốc nghiêm trọng, với mức giảm tương ứng đến 40% và 50%. Sự suy giảm cũng được nhìn thấy trong ngành hóa chất và dụng cụ, với mức giảm trên 10%.

Mặt khác, máy móc văn phòng dường như đã hồi phục trong tháng 4, phần lớn là do hiệu suất xuất khẩu tích cực của Trung Quốc.

Nói chung, có sự khác biệt giữa các lĩnh vực, báo cáo cho biết, do sự sụt giảm nhu cầu và sự gián đoạn của năng lực cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu do COVID-19.

Xuất khẩu các sản phẩm y tế tăng gấp đôi

Một hiệu ứng khác của đại dịch COVID-19 là sự gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa và thiết bị y tế, như máy thở, nhiệt kế, nước rửa tay, khẩu trang và quần áo bảo hộ...

Thương mại quốc tế đối với những mặt hàng này đã co lại khi đại dịch bắt đầu, nhưng nó đã nhanh chóng hồi phục vào tháng 2 - tháng 3 và tăng gần gấp đôi vào tháng 4/2020, khi các nước tranh giành để bảo đảm nguồn cung thiết bị y tế và bảo hộ cho nhu cầu trong nước.

Báo cáo cho biết, 2 tháng đầu năm 2020 chứng kiến ​​sự gia tăng nhu cầu nội địa của Trung Quốc, dẫn đến việc gia tăng nhập khẩu các sản phẩm y tế, chủ yếu từ châu Âu và Mỹ - nơi chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch vào thời điểm đó. Trong khi đó, lượng xuất khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc đã giảm 15% khi sản xuất quốc gia được ưu tiên để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Đến tháng 3, khi đại dịch bùng phát ở châu Âu, thiết bị y tế nhập khẩu ở khu vực này đã tăng 21% và vẫn tiếp tục gia tăng ở Trung Quốc (41%).

Sau đó, vào tháng Tư, khi đại dịch bắt đầu giảm ở Trung Quốc và tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, xuất khẩu thiết bị y tế của Trung Quốc đã tăng vọt với mức đáng kinh ngạc là 339%, chủ yếu nhờ xuất khẩu các thiết bị bảo hộ. Thời điểm này, lượng nhập khẩu các sản phẩm y tế ở Mỹ cũng tăng gần 60% trong khi xuất khẩu giảm khoảng 20%.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UNCTAD)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế:
Vướng, nghẽn chừng nào, người bệnh lãnh đủ chừng ấy

Cách đây gần chục năm, “cửa sổ tâm hồn” của tôi bỗng trở chứng. Đi khám, rồi chữa chạy theo chỉ định của bác sĩ. Chữa dài dài hơn nửa thập kỷ, tháng nào cũng tái khám theo hẹn, cũng điểm, cũng chích thuốc theo chỉ định. Bệnh có dừng, không tiến triển theo chiều hướng xấu. Rất mừng! Nhưng rồi một hôm, sáng ngủ dậy bỗng thấy có triệu chứng bất thường....

Vướng, nghẽn chừng nào, người bệnh lãnh đủ chừng ấy
Return to top