ClockThứ Tư, 10/07/2019 14:27

UNESCO cảnh báo sẽ có hàng ngàn trẻ em không thể tiếp cận với giáo dục

TTH.VN - Nếu không triển khai hành động khẩn cấp, đến năm 2030, cứ 6 trẻ em sẽ có 1 trẻ không đến trường, báo cáo mới nhất của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) cảnh báo.

ASEAN trên con đường tham vọng có nhiều di sản thế giớiADB tài trợ 300 triệu USD để cải cách giáo dục trung học ở PhilippinesUNESCO kêu gọi xây dựng cộng đồng quốc tế về sử dụng AI trong giáo dụcĐưa công nghệ vào giáo dục ở Đông Nam ÁNhật Bản cho học mẫu giáo miễn phí để tăng dân số

Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ là mối quan tâm toàn cầu. Ảnh: SINDO News

Phát biểu với báo giới, Cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark cho biết, hiện thế giới đang tiến đến gần hơn với “một thất bại vô cùng to lớn”.

Theo đó, báo cáo Giám sát Giáo dục toàn cầu của UNESCO chỉ ra rằng, thế giới đang dần khó đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó cam kết đến năm 2030 sẽ đảm bảo phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở cho tất cả trẻ em.

Đảm nhận vị trí cố vấn giáo dục cho UNESCO, bà Helen Clark nhận định hiện vấn đề thiếu hụt một khoản kinh phí rất lớn là điều cấp thiết cần được giải quyết.

“Cộng đồng hỗ trợ đã và đang đình trệ tiến trình đầu tư giáo dục cho các nước nghèo trong vòng 9 năm qua, thậm chí là lâu hơn. Trước tình hình này, dự kiến chúng ta sẽ thiếu 39 tỷ USD (35 tỷ Euro) để phục vụ cho các hoạt động hỗ trợ đạt được các mục tiêu đã đặt ra”, tờ Dw ngày 10/7 dẫn lời bà Helen Clark cho hay.

Như vậy, đến năm 2030, cứ 6 trẻ em sẽ có 1 trẻ không đến trường. Điều này tương đương với khoảng 40% trẻ em trên toàn thế giới và gần 50% trẻ em sinh sống trong khu vực châu Phi Cận Sahara sẽ không thể hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở.

Như vậy, điều cần thiết lúc này là khắc phục tình trạng tiếp cận giáo dục cho trẻ, nhất là khi giáo dục là mối quan tâm toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

TIN MỚI

Return to top