ClockThứ Tư, 11/05/2016 14:22

Ứng cử viên đại biểu Quốc hội và chương trình hành động.

TTH - Với cương vị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII, tôi đã tập trung nghiên cứu, tích cực tham gia đóng góp xây dựng luật, pháp lệnh, các nghị quyết của Quốc hội; luôn tiếp xúc, gần gũi lắng nghe ý kiến của cử tri nơi ứng cử, nơi cư trú để qua các phiên họp Quốc hội phản ảnh với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.

Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng:

Đề xuất giải pháp sát với những vấn đề của tỉnh

Với cương vị Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII, tôi đã tập trung nghiên cứu, tích cực tham gia đóng góp xây dựng luật, pháp lệnh, các nghị quyết của Quốc hội; luôn tiếp xúc, gần gũi lắng nghe ý kiến của cử tri nơi ứng cử, nơi cư trú để qua các phiên họp Quốc hội phản ảnh với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Từ đó, một số ý kiến chính đáng của cử tri đã được các bộ, ngành xem xét giải quyết, góp phần tháo gỡ những khó khăn cho người dân nơi mình ứng cử.

Lần này, tôi rất vinh dự được Ủy ban Trung ương MTTQVN hiệp thương giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV tại tỉnh Thừa Thiên Huế, một địa phương giàu truyền thống cách mạng. Phát huy tinh thần trách nhiệm của mình, nếu được trúng cử ĐBQH khóa XIV, tôi sẽ dành thời gian nghiên cứu, nắm chắc tình hình địa phương để tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản pháp luật của Quốc hội đảm bảo phù hợp, hiệu quả với tình hình của Thừa Thiên Huế, nhất là việc gắn quốc phòng – an ninh với phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới. Đồng thời, tăng cường mối quan hệ với các cơ quan của Trung ương, giữ mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban ngành đoàn thể trong tỉnh và thường xuyên tiếp xúc với cử tri để kịp thời phản ảnh những nguyện vọng chính đáng của bà con, đề xuất các giải pháp với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các cơ quan chức năng về những vấn đề của tỉnh.

Phát huy chức trách trong lĩnh cực công tác, tôi cũng sẽ tích cực đóng góp xây dựng các chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động đối ngoại biên phòng, công tác ngoại giao, hợp tác quốc tế. Chú trọng xây dựng và phát triển tốt mối quan hệ biên giới hòa bình, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác với các nước láng giềng, góp phần giữ vững bình yên biên giới, lãnh thổ quốc gia, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng.

Bà Phạm Thị Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện A Lưới:

Xây dựng các chính sách phù hợp với vùng miền núi

Được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội ĐBQH khóa XIV là vinh dự, đồng thời là trách nhiệm lớn lao trước cử tri, bởi ĐBQH là người đại diện ý chí và nguyện vọng của cử tri để thực hiện chức trách tại Quốc hội. Việc đầu tiên nếu được trúng cử, tôi sẽ không ngừng học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động của ĐBQH nhằm thực hiện nhiệm vụ của người ĐBQH, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của ĐBQH, xứng đáng với niềm tin của cử tri. Để làm tròn chức trách, tôi sẽ giữ mối liên hệ gắn bó mật thiết với cử tri thông qua nhiều hình thức, lắng nghe, thu thập ý kiến của cử tri, phân tích thông tin và phản ánh trung thực, kịp thời đến Quốc hội, các cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xem xét giải quyết. Đặc biệt, tích cực nghiên cứu, góp ý xây dựng các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với vùng miền núi.

Là ứng cử viên nữ, người dân tộc thiểu số, sinh ra ở vùng khó khăn, tôi sẽ cố gắng để phối hợp với đoàn ĐBQH tỉnh đề xuất các chính sách đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Trong đó, chú trọng đầu tư về chương trình nông thôn mới, phát triển lĩnh vực du lịch, giáo dục đào tạo, công tác xóa đói, giảm nghèo và các vấn đề liên quan thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng…

Đối với lĩnh vực bản thân đang công tác, tôi sẽ cố gắng để cùng cả hệ thống chính trị cũng như ngành Y tế thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, chính sách BHYT cho người nghèo, bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân về công tác DS-KHHGĐ, về vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và phấn đấu đạt mức sinh thay thế, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bá Trí - Quốc tuấn (ghi)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chương trình hành động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

Ngày 16/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 189/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Chương trình hành động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
Triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Sáng 27/8, tại thành phố Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xúc tiến đầu tư vào Vùng với chủ đề “Tiềm năng-Cơ hội-Hợp tác phát triển”.

Triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Return to top