ClockChủ Nhật, 17/04/2016 09:02

Ứng cử viên ĐBQH khi “có việc” mới gặp dân, khả năng trúng rất thấp!

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, những ứng cử ĐBQH ít tiếp xúc với dân, phiếu tín nhiệm sẽ rất thấp bởi vì muốn đại diện cho dân thì phải gần dân, sát dân, nắm được dân.

Bầu cử Đại biểu Quốc hội là nhiệm vụ thiêng liêng vừa thể hiện quyền công dân, vừa thể hiện trách nhiệm của mỗi cử tri. Để phát huy trách nhiệm của mỗi cử tri trước lá phiếu của mình khi bầu cử, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng, muốn phát huy quyền lợi của cử tri, trước hết cử tri phải tham gia đầy đủ các nội dung, các cuộc tuyên truyền, vận động, những hội nghị giới thiệu người ứng cử để biết được khả năng, năng lực của họ để chủ động lựa chọn, đánh giá.

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

“Không nên chưa hiểu gì về họ đã bỏ phiếu cho xong hoặc nhờ người khác bỏ phiếu thay. Tình trạng này không phải bây giờ mới xuất hiện mà thực tế lâu nay vẫn diễn ra nhưng chúng ra cứ cho qua. Việc làm này sẽ làm cho chất lượng đại biểu mà cử tri lựa chọn không chính xác, không mang tính tiêu biểu, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cử tri sau này”- ông Kiêm nói.

Ứng cử ĐBQH ít tiếp xúc với dân, khả năng đắc cử sẽ rất thấp

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, trách nhiệm của cử tri khi bầu cử có tính quyết định đến chất lượng của đại biểu vì cử tri là người có quyền chọn ra người đại diện cho mình. Nếu cử tri chọn trúng thì đại biểu đó sẽ phát huy và đảm bảo quyền lợi cho người dân trúng. Nếu cử tri lựa chọn hời hợt, không trúng hoặc chất lượng kém thì những nguyện vọng của người dân sẽ không được phản ánh một cách đầy đủ, những truyền đạt, nhận thức, những ý kiến đóng góp với các cấp có trách nhiệm cũng không hoàn chỉnh. Việc  này về lâu về dài sẽ làm giảm chất lượng hoạt động, giảm quyền lợi cũng như nguyện vọng của cử tri khi muốn đề đạt, muốn xây dựng một chính sách tốt để xây dựng một xã hội công bằng, minh bạch, công khai.

PV: Thực tế hiện nay thông tin về người ứng cử đến được với người dân rất ít, theo ông việc này có ảnh hưởng đến chất lượng bầu cử?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Trong kiểm điểm của Hội đồng bầu cử Quốc gia cũng nhắc đến việc tuyên truyền của chúng ta cũng chưa được nhanh nhạy, rộng khắp, thường xuyên đúng như tinh thần của ngày hội toàn dân. Đặc biệt kế hoạch tuyên truyền, vận động cũng như tiêu chuẩn, lý lịch của các ứng cử viên để người dân cấp xã, phường được biết chưa được quan tâm đúng mức.

Tuy nhiên, tại hội nghị hiệp thương lần 1 và lần 2 của Mặt trận và Hội đồng bầu cử Quốc gia gần đây cũng đã nhận ra khuyết điểm này và những hạn chế đó đang dần được khắc phục.

PV: Có một thực thực tế nữa là trong những lần bầu cử ĐBQH khóa trước, có người ứng cử rất ít tham gia sinh hoạt tại khu dân cư nơi mình sinh sống, thậm chí đến khi bầu cử ĐBQH có những người dân mới có thông tin về họ qua những dòng lý lịch trích ngang ngắn ngủi. Thưa ông, những đại biểu như vậy liệu có đại diện được cho tiếng nói của dân?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Tôi nghĩ, đối với những vị đó phiếu tín nhiệm sẽ rất thấp bởi vì muốn đại diện cho cử tri, muốn đại diện cho dân thì phải gần dân, sát dân, nắm được tình hình của dân.

Những người không sinh hoạt với dân, không gần dân, không nắm được dân chắc chắn khi đi bỏ phiếu cử tri sẽ cân nhắc xem người đó có xứng đáng đại diện cho mình hay không. Với những người như thế cho dù có nhận được sự ủng hộ từ phía Quốc hội thì cũng khó khăn trong việc tiếp xúc, phản ánh nguyện vọng của cử tri cũng như là giải quyết những vấn đề mà cử tri mong muốn.

Dân“chấm điểm” chương trình hành động của ứng cử viên ĐBQH

PV: Hiện nay việc chuẩn bị các bước cho công tác bầu cử đang ở giai đoạn nước rút. Sau hội nghị Hiệp thương lần thứ 3, các ứng cử viên ĐBQH sẽ có các cuộc vận động tranh cử qua các Hội nghị tiếp xúc cử tri. Vậy theo ông làm thế nào để những người tự ứng cử và người được giới thiệu ứng cử có được sự công bằng, bình đẳng như nhau?

Ông Cao Sĩ Kiêm: Tôi cho rằng người tự ứng cử hay người được giới thiệu ứng cử đều có quyền trình bày hoạt động của bản thân, cách làm cũng như nhận thức của mình trước cử tri.

Trong quá trình vận động tranh cử, ai đưa ra được kế hoạch hoạt động sáng sủa hơn thì cử tri sẽ nghiêng về người đó, ủng hộ người đó và lựa chọn người đó làm người đại diện cho mình nên không có sự công bằng và bất công bằng ở đây.

PV: Trong kỳ bầu cử ĐBQH khóa trước đã có đại biểu Trung ương giới thiệu về nhưng lại không trúng cử. Ông có những lưu ý gì đối với các ứng cử viên từ Trung ương gửi về hay không?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Kỳ nào cũng thế, trong các kỳ bầu cử ĐBQH cũng đều có đại biểu từ Trung ương giới thiệu về nhưng những đại biểu đó không được chấp nhận có thể có mấy lý do.

Thứ nhất, người đó năng lực hoạt động tuyên truyền ở nơi ứng cử chưa sáng sủa, chưa làm cử tri tin.

Thứ hai là địa bàn người đó được giới thiệu có nhiều ứng cử viên xuất sắc hơn, chất lượng hơn, có nhiều khả năng đóng góp hơn thì người đó trượt là tất yếu.

Theo tôi, những đại biểu Trung ương giới thiệu về phải là những người có khả năng tiếp xúc với địa phương, có khả năng phản ánh vấn đề, khả năng đóng góp cho địa phương, khả năng tiếp thu, phản ánh ý kiến của cử tri một cách chính xác nhất. Nếu ứng cử viên thiếu những điều kiện đó thì trong quá trình vận động bầu cử, trong quá trình tiếp xúc với cử tri, tiếp xúc với địa phương không nắm được địa phương, không có ý tưởng đóng góp tốt cho địa phương cũng như không có chương trình rõ ràng thì những người đó mặc dù Trung ương giới thiệu cũng không trúng.

PV: MTTQ vừa Hiệp thương lần 3 để lập danh sách giới thiệu những ứng cử viên ĐBQH ở Trung ương. Ông có nhận xét gì về những gương mặt được Trung ương giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV này?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV phần lớn là những người tái cử khóa trước. Những người này đã có kinh nghiệm hoạt động, được chọn lựa nhiều lần và quá trình hoạt động của họ cũng rất tốt.

Đối với những người mới vào, mới được ứng cử để thay thế những người không đủ điều kiên hoặc những người chuyển sang làm ở những vị trí khác thì họ đều là những người có khả năng. Nếu so sánh về bằng cấp thì khóa này cao hơn khóa trước, tuổi đời trẻ hơn khóa trước.

Tôi hy vọng họ có thể đóng góp một cách năng động hơn, sáng tạo hơn và có những hành động thiết thực hơn để làm cho hoạt động của Quốc hội chất lượng hơn.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thống nhất chủ trương thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 14/3, HĐND TP. Huế, huyện Phú Lộc, Quảng Điền và TX.Hương Trà tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 12, nhiệm kỳ 2021-2026 để thảo luận, thông qua Nghị quyết (NQ) về chủ trương thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương và quyết định một số vấn đề liên quan đến công tác đầu tư công trên địa bàn.

Thống nhất chủ trương thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương
Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, chất vấn và giải trình

Sáng 16/1, Thường trực HĐND TP. Huế tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Tham dự và chủ trì hội nghị có UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định; các đại biểu HĐND thành phố và đại diện 36 phường, xã, ban ngành trên địa bàn.

Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, chất vấn và giải trình
Tháp đồng hồ Big Ben kỷ niệm 100 năm phát sóng tiếng chuông mừng năm mới

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân thủ đô London, Anh vẫn thường đón chờ tiếng chuông quen thuộc từ tháp đồng hồ Big Ben. Đặc biệt, ngày 31/12 năm nay đánh dấu tròn 100 năm ngày tiếng chuông mừng năm mới từ tháp đồng hồ nổi tiếng này được phát sóng trực tiếp trên toàn thế giới.

Tháp đồng hồ Big Ben kỷ niệm 100 năm phát sóng tiếng chuông mừng năm mới
Bế mạc kỳ họp thứ 7, HĐND TP. Huế khoá XIII:
Đại biểu quan tâm chất vấn cơ chế bảo tồn phố cổ Gia Hội

Sáng 19/12, sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc thể hiện trách nhiệm cao của từng đại biểu, Kỳ họp thứ 7 - HĐND TP. Huế khoá XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 đã hoàn thành nội dung, chương trình và bế mạc.

Đại biểu quan tâm chất vấn cơ chế bảo tồn phố cổ Gia Hội
Return to top