ClockChủ Nhật, 26/08/2018 12:37

Ứng dụng điện tử giải quyết kháng kháng sinh trong chăn nuôi

TTH - Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều đại dịch, trong đó nổi bật là dịch cúm gia cầm (H5N1). Dịch bệnh này làm dấy lên lo ngại về vấn đề sức khỏe cộng đồng, cùng lúc cũng ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp buôn bán các sản phẩm gia cầm sống. Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia đang là nguy cơ gia tăng của hiện tượng kháng kháng sinh trong chăn nuôi.

“Thuốc kháng sinh mua ở Việt Nam cả nghìn viên cũng được”Kháng kháng sinh ở Việt Nam cao nhất thế giớiTỷ lệ tử vong do nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh cao hơn ung thư

Giải quyết vấn đề kháng kháng sinh trong chăn nuôi cần nhanh chóng được triển khai ở châu Á. Ảnh: Zilient

Do tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh đã xuất hiện tại rất nhiều quốc gia trong thời gian dài, nên các nhà khoa học hiện vẫn chưa thu được con số cụ thể về mức thiệt hại khổng lồ do kháng kháng sinh gây ra đối với cả người và động vật. Những biến chứng của bệnh kháng thuốc đến nay vẫn được coi là một trong những mối đe dọa lớn nhất với sức khỏe con người. Song nhìn chung nhận thức của người dân, đặc biệt là tại các nước đang phát triển về mức độ nguy hiểm của việc lạm dụng kháng sinh vẫn còn rất thấp.

Kháng kháng sinh (ARM) là tình trạng tự nhiên khi các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm... thích ứng với các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn, từ đó làm mất tác dụng của thuốc trong quá trình điều trị bệnh. Theo nhận định của các chuyên gia, ARM tiềm ẩn một mối nguy hiểm ngầm. Điều này có nghĩa hầu hết các tác động ban đầu của hiện tượng kháng kháng sinh đều không rõ ràng, nhưng về lâu dài, không từ ngữ nào có thể bao hàm toàn bộ những tác hại có thể xảy ra. Một khi tình trạng này kéo dài, nhiều khả năng đến năm 2050, mỗi năm thế giới sẽ chứng kiến khoảng 10 triệu trường hợp tử vong do nhiễm virus kháng thuốc, tăng gấp nhiều lần so với 700.000 trường hợp/năm trong thời điểm hiện tại. Cùng với đó, thiệt hại kinh tế mà thế giới phải gánh chịu ước tính sẽ lên đến 100 nghìn tỷ USD/năm.

Xét về từng tiểu vùng, châu Á được ghi nhận là thị trường tiêu thụ kháng sinh trong chăn nuôi nhiều nhất. Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, số lượng thịt, cá tiêu thụ cũng tăng lên đáng kể. Tập hợp những yếu tố kể trên, có thể nói công tác ngăn chặn tối đa việc sử dụng tràn lan thuốc kháng sinh trong chăn nuôi cần được ưu tiên triển khai ở khu vực này.

Về tổng thể, hầu hết các quốc gia đều nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề kháng kháng sinh ở người. Tuy nhiên, chỉ ½ trong số các nước trên thế giới thúc đẩy cắt giảm số lượng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi – nơi lượng kháng sinh dư thừa được hấp thụ trực tiếp vào cơ thể người thông qua con đường tiêu thụ thịt, cá...

Truyền tải thông tin thông qua ứng dụng điện thoại

Trả lời báo giới truyền thông, Bikash Chandra Saha - một bác sĩ thú y ở Bangladesh cho biết, Colistin – một loại kháng sinh cực mạnh ở người đã thường được sử dụng tràn lan trên động vật. Song sau nhiều tác hại lâu dài, hiện các bác sĩ đang ngày càng cẩn trọng hơn trong việc sử dụng loại thuốc này.

Là vấn đề cần phải giải quyết từ gốc, vừa qua, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) đã nhanh chóng triển khai một khóa đào tạo cho gần 150 bác sĩ Bangladesh, trong đó chú trọng hướng dẫn sử dụng các loại kháng sinh đã được cấp phép trên toàn cầu.

Những hướng dẫn này được thiết lập dưới dạng ứng dụng điện thoại  - một trong những phương pháp trao đổi thông tin sáng tạo mà FAO nói riêng và các tổ chức quốc tế đã tìm ra để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho tất cả các đối tượng đang tiếp xúc với nhiều chủng loại kháng sinh có trên thị trường.

Hiện ứng dụng đang được đưa vào sử dụng bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Lào và tiếng Myanmar để người dân dễ dàng tiếp cận.

Nâng cao nhận thức thay vì cấm toàn bộ

Cũng theo các chuyên gia, hành động cấm sử dụng thuốc kháng sinh và các biện pháp trừng phạt liên quan sẽ không đạt hiệu quả cao, nếu ý thức tuân thủ của người dân chưa tốt.

Do đó, các chuyên gia hi vọng phương pháp hỗ trợ tiếp cận thông tin theo cách hiện đại này sẽ đóng góp một phần công sức trong việc giảm thiểu tối đa mức độ sử dụng thuốc kháng sinh trong các nông trại ở châu Á.

Là một phần của dự án thí điểm nhằm mục tiêu cắt giảm mức độ sử dụng thuốc kháng sinh, ước tính đã có khoảng 120 nông dân chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam được tham gia tập huấn về cách kiểm soát, phòng ngừa bệnh, cũng như tham gia tư vấn thú y miễn phí. Sau những lớp tập huấn đầu tiên, Carrique-Mas – thành viên thuộc đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford tại thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: “Kết quả ban đầu rất khả quan, dự kiến tình trạng sử dụng tràn lan thuốc kháng sinh sẽ giảm từ 30% - 50% trong thời gian tới. Từ đó năng suất và chất lượng sản phẩm gia cầm sẽ ngày càng được cải thiện”.

Hạnh Nhi

Tổng hợp từ Devdiscourse & Forbes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

Ngày 17/4, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Như Hiệp có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4.

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Giải quyết trợ cấp thất nghiệp gắn với tư vấn hỗ trợ việc làm

Để hỗ trợ người lao động thất nghiệp (LĐTN) trên địa bàn ổn định cuộc sống và tìm kiếm việc làm mới, ngoài việc giải quyết các thủ tục chi trả trợ cấp thất nghiệp (TCTN), Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kết nối tạo việc làm đến với LĐTN.

Giải quyết trợ cấp thất nghiệp gắn với tư vấn hỗ trợ việc làm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top