ClockThứ Năm, 07/05/2020 07:15

Ứng phó hạn, mặn cho vụ hè thu

TTH - Giám đốc Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh, ông Dương Đức Hoài Khánh thông tin, hiện nay, hầu hết mực nước tại các hồ chứa lớn, nhỏ đều xuống ở mức thấp. Trong điều kiện nắng hạn gay gắt, kéo dài có nguy cơ thiếu nước chống hạn.

Đảm bảo tiến độ công trình chống hạn, mặnThủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó hạn hán tại Trung BộBước đầu ứng phó hiệu quả với hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Trạm bơm điện vận hành chống hạn

Chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây chịu hạn 

Nhiều năm trước, hai sào lúa của gia đình chị Trần Thị Sương ở xã Giang Hải (Phú Lộc) trồng được hai vụ mang lại hiệu quả. Từ khi ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nắng nóng gay gắt, đồng ruộng khô hạn ảnh hưởng rất lớn vụ hè thu, một số vụ gần như mất trắng.

Dự báo vụ hè thu năm nay hạn hán sẽ diễn biến phức tạp, chị Sương quyết định chuyển diện tích trồng lúa sang trồng dưa hấu. Dưa hấu chịu hạn tốt, không đòi hỏi phải phun tưới nhiều nước, phù hợp với các chân ruộng cao ở xã Giang Hải cũng như vùng khu 3-Phú Lộc. Thực tế qua một số vụ trồng dưa hấu cho thu nhập 3-4 triệu đồng/sào, cao gấp rưỡi, gấp đôi trồng lúa.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Văn Thông nhận định, nắng hạn sẽ diễn biến phức tạp, gay gắt ngay từ đầu vụ hè thu này. Tại nhiều vùng trồng lúa trên địa bàn huyện, từ giữa vụ sẽ thiếu nguồn nước tưới. Trong đó phải kể đến vùng khu 3, lâu nay chưa có hệ thống thủy lợi, tưới tiêu.

Sau khi thu hoạch xong vụ lúa đông-xuân, ngành nông nghiệp huyện phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, định hướng cho các hộ chuyển đổi các diện tích trồng lúa không chủ động nguồn nước sang trồng các loại cây chịu hạn. Trong đó, dưa hấu, ớt… là các loại cây được ưu tiên trồng thay thế trong vụ hè thu này. Dự kiến tại vùng khu 3 và một số địa phương sẽ chuyển đổi khoảng 150 ha lúa sang trồng các loại cây chịu hạn.

Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền cho rằng, trong điều kiện biến đổi khí hậu, hạn hán diễn biến phức tạp không cách nào khác phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm tránh bỏ hoang đồng ruộng. Tại các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Lợi, Quảng Thái có khoảng 200 ha lúa buộc phải chuyển đổi sang trồng dưa hấu, khoai lang, ớt, rau màu…vì không chủ động nguồn nước tưới.

Theo Sở NN&PTNT, vụ hè thu có khoảng 2.000ha lúa phải chuyển đổi sang trồng các loại cây chịu hạn, mặn. Số diện tích này không nằm tập trung, chủ yếu rải rác, cục bộ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Cùng với việc chuyển đổi cây trồng, ngành nông nghiệp hướng dẫn nông dân đưa các giống lúa ngắn ngày, chịu hạn mặn vào sản xuất trong vụ hè thu này. Các nhóm giống lúa ngắn ngày và cực ngắn chủ lực là Khang dân, TH5, HT1, HN6, ĐT100 (KH1), IR352 (nếp)...

Vận hành trạm bơm đưa nước vào đồng ruộng gieo cấy vụ hè thu

Tiết kiệm nguồn nước

Ngay sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân, ông Trần Quốc Long cũng như người dân xã Quảng Công (Quảng Điền) khẩn trương cày ải chuẩn bị gieo cấy vụ hè thu. Chủ động chống hạn cho lúa được ông Long và nông dân địa phương tích cực triển khai ngay từ đầu vụ. Các hộ đã tổ chức be bờ, nạo vét kênh mương, hồ chứa nhỏ, chuẩn bị máy dầu, đường ống sẵn sàng đưa nước vào đồng ruộng chống hạn.

Một số vùng tại các xã Quảng Thái, Quảng Lợi cũng thường thiếu nước, khô hạn trong vụ lúa hè thu. Ứng phó khô hạn vào lúc này không chỉ trách nhiệm của các ban ngành, các chủ hồ đập mà còn sự chủ động, tích cực vào cuộc của người nông dân. Ngay từ đầu vụ, các địa phương đã huy động lực lượng, nông dân ra quân nạo vét kênh mương, các hồ chứa nhỏ như Nam Giảng, Niêm Thiềm…, đóng tất cả các cống nhằm tích trữ nước khi có mưa.

Công ty TNHH NN MTV Quản lý-Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đang tổ chức duy tu, bảo dưỡng các công trình hồ đập, trạm bơm, mua sắm các thiết bị máy móc, đường ống… sẵn sàng đấu nối đưa nước vào đồng ruộng chống hạn cho lúa. Đơn vị bố trí lực lượng túc trực thường xuyên tại các hồ, đập, đóng, mở kịp thời các cống như Thảo Long, Cửa Lác…nhằm phòng chống hạn, mặn. Trước mắt, yêu cầu các địa phương, hợp tác xã, người dân triển khai các biện pháp tiết kiệm nguồn nước, tránh lãng phí.

Ông Trịnh Xuân Khoa, Phó Giám đốc phụ trách Công ty CP Thủy điện Hương Điền khẳng định, từ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty gần như tạm dừng, chủ yếu vận hành điều tiết dòng chảy môi trường. Mực nước trong hồ hiện nay đang ở mức thấp, tuy nhiên công ty vẫn sẵn sàng điều tiết nguồn nước về hạ du phục vụ chống hạn trong khả năng có thể khi có yêu cầu, chỉ đạo của tỉnh.

Mực nước tại hồ Tả Trạch hiện nay khoảng 36m, so với mực nước dâng bình thường +45m (MNDBT), mực nước chết (MNC) +23m; thủy điện Hương Điền 52,03m, so với MNDBT +58m, MNC +46m; thủy điện Bình Điền 66,36m, so với MNDBT +85m, MNC +53m; thủy điện A Lưới 550,16m, so với MNDBT +553m, MNC +549m…

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Return to top