ClockThứ Sáu, 30/10/2020 09:48

Ứng phó sớm và mang tính dài hạn

TTH - Hạn hán, bão lụt là quy luật của tự nhiên, nhưng quy mô và mức độ tác động của nó đối với cuộc sống nhiều hay ít một phần có sự tác động của con người.

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng 5 cơn bão liên tục đổ bộ vào nước ta. Với miền Trung, khi hậu quả nặng nề của cơn bão số 5, số 6 chưa khắc phục xong thì cơn bão số 9 (Molave) tiếp tục tàn phá dải đất Trung bộ. Điều này cho thấy, tần suất thiên tai ngày càng xuất hiện dày hơn, cường độ ngày càng lớn hơn, đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng chống thiên tai, nhất là việc chủ động ứng phó sớm và mang tính dài hạn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hạn hán, bão lụt là quy luật của tự nhiên, nhưng quy mô và mức độ tác động của nó đối với cuộc sống nhiều hay ít một phần có sự tác động của con người. Thực tế những năm gần đây, các hình thái thời tiết cực đoan, bất thường xuất hiện ngày càng nhiều và mức độ tàn phá ngày càng khốc liệt.

Sạt lở đất, ngập lụt diện rộng, hàng trăm người bị chết, bị thương, nhà cửa bị tốc mái, hư hỏng, hạ tầng hư hỏng nặng, hoa màu, tài sản bị cuốn trôi… là những gì người dân miền Trung phải hứng chịu trong đợt lũ lụt vừa qua. Không những vậy, thiên tai còn tác động sâu rộng đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh, sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.

Điều này cho thấy, việc ứng phó khi thiên tai xảy ra chỉ là giải pháp cấp thời và hiệu quả không cao. Chưa kể, chi phí cho việc ứng cứu, khắc phục hậu quả bão lũ là rất lớn. Chỉ tính riêng cứu nạn ở Thủy điện Rào Trăng, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng phải căng mình trong nhiều ngày qua chạy đua với thời tiết, đối mặt với các nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Chưa kể trước đó, 13 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh khi đi làm nhiệm vụ cứu nạn ở công trình thủy điện này.

Theo các nhà nghiên cứu, một trong những nguyên nhân tác động đến sự biến đổi khí hậu là do việc khai thác tài nguyên bừa bãi, phát triển kinh tế “nóng”, phá hủy môi trường và sự cân bằng sinh thái. Các nhà khoa học cũng khuyến nghị, cần có cách tiếp cận mới nhằm cân bằng giữa rủi ro và cơ hội để phát triển biền vững, tăng khả năng thích ứng, chống chịu với các “cú sốc” thiên tai.

Giải pháp căn cơ, bền vững nhất để ngăn chặn, phòng chống, thích ứng thiên tai chính là việc quy hoạch, phát triển bền vững  phù hợp với từng ngành, từng vùng. Ở đây yếu tố “thuận thiên” cần được đặc biệt quan tâm. Khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế phải song hành với cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường. Bài học phát triển thủy điện “cóc” là một điển hình.

Trong phát triển, có thể hy sinh một phần lợi ích kinh tế để tăng hiệu quả bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, trong trồng rừng kinh tế, hiệu quả trồng rừng gỗ lớn ai cũng thấy rõ, nhưng hiệu quả trong bảo vệ môi trường, hạn chế xói mòn đất chưa được tính đầy đủ. Vì vậy cần có chính sách hỗ trợ cho người trồng rừng để kéo dài chu kỳ khai thác, đồng nghĩa tăng thời gian và hiệu quả bảo vệ môi trường của rừng trồng.

Ngoài ra, việc tính toán đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu như đê sông, đê biển, cầu cống, đường giao thông, hồ chứa, các khu neo đậu tàu thuyền, trường học.., cần được ưu tiên và nâng cao khả năng chống chịu với tác động của thiên tai. Bên cạnh đó, các biện pháp phi công trình đóng vai trò rất quan trọng, có tính dài hạn và bền vững như: Các biện pháp quy hoạch sử dụng đất và bố trí dân cư, nâng cao nhận thức của người dân…

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

Ngày 7/3, Đoàn công tác của tỉnh do Thượng tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát, xác định các khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.

Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
Ứng phó nguy cơ dịch cúm gia cầm

TS. Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cảnh báo, trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm (DCGC) nếu chủ quản, thiếu chủ động trong triển khai các biện pháp ứng phó.

Ứng phó nguy cơ dịch cúm gia cầm
Return to top