ClockThứ Hai, 26/10/2020 10:11

Ứng phó trước thiên tai

TTH - Sự kiên quyết của ngành y tế huyện Quảng Điền trong tình thế hiện nay là yêu cầu cấp bách đặt ra cho tất cả các địa phương, khi trong đợt lũ đầu tháng 10 vừa qua,

Đầu tư các công trình phòng chống thiên taiChung tay mùa mưa lũĐưa 5 người bị thương đi cấp cứu, tiếp tục cứu hộ xuyên đêm

Cuối tuần qua, thông tin với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế về công tác ứng phó các đợt bão, lũ sắp tới ở vùng rốn lũ Quảng Điền, lãnh đạo Trung tâm Y tế địa phương khẳng định: Một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải sẵn sàng trước các tình huống y tế, đặc biệt là quản lý chặt, tầm soát kỹ số sản phụ dự sinh để vận động họ đến trung tâm y tế vượt lũ. Nếu không chấp hành thì buộc phải “cưỡng chế” để đảm bảo an toàn tính mạng.

Sự kiên quyết của ngành y tế huyện Quảng Điền trong tình thế hiện nay là yêu cầu cấp bách đặt ra cho tất cả các địa phương, khi trong đợt lũ đầu tháng 10 vừa qua, một sản phụ ở xã Phong An (Phong Điền) chuyển dạ, trên đường được người nhà đưa đi sinh thì tử nạn do ghe lật, để lại đau thương, mất mát.

Cũng trong lũ, một sản phụ khác ở xã Phú An (Phú Vang) được người nhà dùng thuyền vượt 15 km đi sinh trong lũ. May sao, người mẹ đã “mẹ tròn con vuông” nhưng nhìn tấm hình người mẹ trẻ bụng to vượt mặt trên chiếc thuyền nhỏ bé giữa biển nước mênh mông cuộn sóng, mới cảm nhận được nguy cơ rủi ro có thể xẩy ra bất cứ lúc nào.

Những trận bão, lũ dữ dội liên tiếp dội xuống miền Trung từ cuối tháng 9 đến nay cho thấy diễn biến thời tiết ngày càng khó lường, để lại hậu quả nặng nề, làm hàng trăm người chết, mất tích. 

Tại Thừa Thiên Huế, các đợt bão, lũ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân; tàn phá hạ tầng; hủy hoại sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Hàng ngàn hộ dân phải di dời khẩn cấp. Tỉnh vừa phải đề nghị Trung ương hỗ trợ nguồn kinh phí lên đến 738 tỷ đồng khắc phục thiệt hại các đợt lũ, chưa kể các nguồn huy động tại địa phương, trong cộng đồng. 

Tại tỉnh Quảng Bình, dù chưa thống kê được thiệt hại cụ thể nhưng bước đầu cho thấy, lũ lớn đầu tháng 10 làm ngập hơn 100.000 ngôi nhà. Tại nhiều nơi, người dân mất sạch nhà cửa, gà vịt, heo bò, lúa gạo... sau lũ. Nhiều người dân thảng thốt cho rằng, hàng chục năm rồi không có lũ lớn. Họ không ngờ lũ lại dữ dội và đến nhanh như vậy nên không kịp trở tay.

Thị sát công tác khắc phục lũ lụt tại tỉnh Quảng Bình cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: Quảng Bình cũng như các tỉnh gặp lũ không được để người dân đói, rét, màn trời chiếu đất do lũ.

Cứu trợ khẩn cấp chống đói và rét cho dân vùng lũ đang là nhiệm vụ cấp bách trước mắt. Nhưng lâu dài hơn, theo Thủ tướng Chính phủ là phải làm sao để người dân sống được và quan trọng là không được chủ quan trong ứng phó với thiên tai. Biến đổi khí hậu đang tác động đến các mô thức sản xuất, ảnh hưởng lớn đến tương lai các thế hệ mai sau, đòi hỏi phải có giải pháp thích ứng. 

Khi biến đổi khí hậu đang tác động trực diện kèm theo thiên tai ngày càng khắc nghiệt, không còn sự lựa chọn nào khác ngoài ý thức và giải pháp thích nghi; mỗi người dân không được chủ quan, cần chủ động bảo vệ mình trước thiên tai. Đồng thời, công tác ứng “phó bốn tại chỗ” phải kỹ càng, quyết liệt, đồng bộ. Công tác dự báo thiên tai đòi hỏi phải sớm và chính xác...

Lâu dài hơn, là chiến lược thích ứng trước thiên tai bằng chuyển đổi phương thức, mô hình sản xuất bền vững; quy hoạch dân cư an toàn ở những vùng xung yếu. Kể cả chương trình xây nhà chống bão lũ cho người dân vùng lũ cần được đầu tư mạnh hơn, nhanh hơn, hiệu qủa hơn... để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của cho người dân vùng bão, lũ.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Return to top