ClockThứ Tư, 04/09/2019 14:23

Ung thư hiện là “nguyên nhân tử vong hàng đầu” tại các nước giàu

TTH.VN - Theo kết quả của hai nghiên cứu toàn cầu kéo dài hàng thập kỷ về xu hướng sức khỏe vừa mới được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, ung thư đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các quốc gia giàu có, nhiều hơn cả các bệnh về tim mạch.

Liệu pháp hormone thay thế (HRT) tăng gấp đôi nguy cơ ung thư vúBáo động tình trạng ung thư phổi ngày càng gia tăngUng thư là thảm họa của châu ÁBéo phì gây ra nhiều ca ung thư hơn hút thuốcCung cấp dữ liệu tốt có thể giúp giảm gánh nặng ung thư ở trẻ em

Biểu đồ thể hiện nguyên nhân các ca tử vong trên thế giới. Ảnh: AFP

“Thế giới đang chứng kiến một sự chuyển đổi mới về dịch tễ học giữa các loại bệnh không lây nhiễm khác nhau, và bệnh tim mạch không còn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước có thu nhập cao”, ông Gilles Deganais - giáo sư danh dự tại Đại học Laval, Quebec, giải thích.

GS. Deganais nói rằng ung thư có thể trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới “chỉ trong một vài thập kỷ nữa”.

Trên phạm vi toàn cầu, bệnh tim vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người trung niên, chiếm hơn 40% số ca tử vong, với tổng số 17,7 triệu người chết vì nguyên nhân này trong năm 2017.

Với việc theo dõi hơn 160.000 người trưởng thành ở các nước có thu nhập cao, trung bình và thấp trong suốt một thập kỷ, nghiên cứu xác định rằng người dân ở các quốc gia nghèo hơn có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 2,5 lần so với những người đang sống ở những quốc gia giàu hơn.

Ngược lại, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các bệnh không lây nhiễm như ung thư và viêm phổi lại ít phổ biến hơn ở các quốc gia có thu nhập thấp so với những nước giàu hơn.

Một nghiên cứu thứ hai, cũng được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu ở Canada, phát hiện ra cái gọi là “các nhân tố nguy cơ có thể thay đổi” gây ra 70% các ca bệnh tim toàn cầu. Các nhân tố này bao gồm chế độ ăn uống, nhân tố hành vi và kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, bệnh tim còn có mối liên hệ chặt chẽ với ô nhiễm không khí và trình độ học vấn thấp.

“Chính phủ của các nước có thu nhập thấp và trung bình cần bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào công tác phòng ngừa và quản lý các bệnh không lây nhiễm bao gồm cả bệnh tim mạch, thay vì tập trung chủ yếu vào các bệnh truyền nhiễm”, ông Salim Yusuf, giáo sư y khoa tại Đại học McMaster cho biết.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai

Chiều 28/3, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành phẫu thuật cho nhóm bệnh nhi Gia Lai. Đây là các trường hợp được Quỹ Friedens Kinder (Đức) tài trợ chi phí mổ.

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai
Bệnh nhân tim mạch tăng, nhiều ca nặng do nhập viện muộn

Từ thời điểm ra tết, tình trạng bệnh nhân bị tim mạch tăng đột biến 20-30% so với thường lệ khiến các y bác sĩ khá vất vả trong điều trị. Trung tâm tim mạch Bệnh viện Trung ương (TTTM BVTW) Huế tăng thêm giờ làm, bố trí phẫu thuật cả ngày nghỉ xử lý ca bệnh.

Bệnh nhân tim mạch tăng, nhiều ca nặng do nhập viện muộn
Return to top