ClockThứ Tư, 29/11/2017 10:22

Ứng xử trân trọng với di sản

TTH - Trong hành trình gìn giữ, bảo vệ di sản, mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển dường như chưa bao giờ cũ.

Mới đây, câu chuyện “Nhà di sản” hơn 100 năm tuổi theo lối nhà rường pha lẫn kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20 ở số 117 Lê Thánh Tôn, TP. Huế bị tháo dỡ sân vườn để xây trung tâm thể dục thể thao lại gây xôn xao dư luận.

Trước đó, phương án giải tỏa và thu hồi một phần đất của đình Phú Vĩnh hơn 100 năm tuổi ở phường Phường Đúc, TP. Huế khi thực hiện quy hoạch dự án “Hạ tầng kỹ thuật khu định cư Bàu Vá giai đoạn 4” cũng không được dư luận và ngành văn hóa đồng tình.

Dẫu những địa điểm trên chưa được công nhận là di tích nhưng những vụ việc liên quan đến các giá trị cổ tương tự như vậy không phải là hiếm ở vùng đất di sản như Thừa Thiên Huế. Những vụ việc trên lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về sự xung đột giữa vấn đề bảo tồn và phát triển, gây ra nhiều quan ngại đối với công tác bảo tồn di tích. Sự phát triển dù muốn hay không cũng sẽ ít nhiều tác động và làm biến đổi những giá trị cũ. Vậy nên cũng không quá ngạc nhiên khi không ít lần dư luận “dậy sóng” trước những chồng chéo, mâu thuẫn giữa việc thực hiện các dự án quy hoạch, xây dựng với bảo tồn di sản, di tích.

Chủ trương giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án khu định cư Bàu Vá hay việc cho đầu tư kinh doanh bên trong không gian “Nhà di sản” theo hình thức xã hội hóa để tạo nguồn thu ngân sách là đáng khuyến khích. Vấn đề là triển khai việc giải phóng mặt bằng như thế nào để không làm thay đổi kiến trúc ngôi đình cổ như Phú Vĩnh là điều cần được tính tới. Với “Nhà di sản”, đầu tư như thế nào để vừa phù hợp, hài hòa với không gian, vừa tôn vinh giá trị kiến trúc ngôi nhà cũng là việc cần làm.

Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển sẽ còn vấp phải nhiều vướng mắc nếu không có sự thống nhất giữa dư luận, chủ sở hữu với các cơ quan quản lý. Trước mỗi vấn đề, cần có sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan ngay từ đầu. Khi tiến hành quy hoạch, xây dựng, trùng tu có liên quan đến di tích, nếu có sự vào cuộc của ngành văn hóa, của các nhà nghiên cứu và cộng đồng dân cư ngay từ đầu để đưa ra các giải pháp thỏa đáng bảo vệ di tích thì sẽ hạn chế nảy sinh mâu thuẫn giữa việc thực hiện các dự án quy hoạch, xây dựng với bảo tồn di tích, di sản.

Mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển sẽ bùng phát gay gắt hay được hóa giải nhẹ nhàng phụ thuộc vào sự “khôn ngoan” của các chính sách phát triển đô thị, các giải pháp kiểm soát và quản lý đô thị. Nếu đánh giá đúng giá trị của di tích để cẩn trọng hơn hẳn sẽ tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc, tránh được việc lúng túng khi phải khắc phục sự cố. Những ứng xử trân trọng di tích, di sản của các nhà quản lý và cộng đồng cũng sẽ giúp bảo tồn và duy trì những di sản vô giá của quá khứ, làm hài hòa với sự phát triển của đô thị đương đại. Di sản và các giá trị cổ nếu được quản lý và ứng xử phù hợp sẽ góp phần phát triển kinh tế, làm dày dặn thêm quỹ di sản được bồi đắp qua các thời kỳ, tạo nên “hồn cốt” cho đô thị Huế.

Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Return to top