ClockThứ Bảy, 15/02/2020 13:15

Ứng xử với đồng tiền

TTH - Dịch cúm Corona chủng mới đang hoành hành. Thông tin liên quan đến căn bệnh quái ác này tràn ngập. Áp lực về sự lo ngại lên mọi quốc gia không hề nhẹ.

Huế chưa có trường hợp nào bị nhiễm vi rút CoronaMua tối thiểu 2 triệu khẩu trang để cung ứng cho người dânHạn chế tụ tập đông người

Giải cứu dưa hấu, giúp nông dân bớt khó khăn trong mùa đại dịch. Ảnh: NGUYỄN PHONG 

Xét về mặt kinh tế, đợt dịch này có thể làm thiệt hại đến nhiều tỷ USD trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng hàng nông sản của Việt Nam, thị trường Trung Quốc đã chiếm đến ¼ kim ngạch xuất khẩu. Giờ các cửa khẩu tạm thời đóng cửa. Thanh long, dưa hấu và một số loại nông sản khác đang vào vụ bị ứ đọng.

Lo ảnh hưởng đến kinh tế chỉ là một việc. Song điều đáng lo nhất, đáng bảo vệ nhất là tính mạng của con người. Cũng trong tình huống này, xuất hiện nhiều nghĩa cử đẹp. Một em bé dành hết tiền tiết kiệm của mình để mua khẩu trang tặng mọi người. Chính quyền mọi nơi dốc toàn lực để ứng phó với dịch và tính đến cả những kịch bản xấu nhất…

Thế nhưng, cũng trong hoàn cảnh như vậy, cũng đã xuất hiện những hành vi vụ lợi. Giá khẩu trang y tế bị đẩy lên cao bán để kiếm lời. Không ít người mua gom khẩu trang để bán qua Trung Quốc. Đây không đơn thuần là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành vi vi phạm đạo đức đáng bị lên án. Một câu hỏi đặt ra, chúng ta có đáng để kiếm được đồng tiền theo kiểu như vậy không? Câu trả lời là không, đơn giản đó là đồng tiền “bẩn”, đồng tiền kiếm được từ đánh đổi những giá trị về nhân phẩm con người.

Trong ứng xử với đồng tiền, người ta chia ra làm hai loại người: người hám tiền và người bình thản trước đồng tiền. Hai dạng người này giống nhau ở một điểm là hướng đến lợi ích vật chất cụ thể. Nhưng nó khác nhau ở chỗ, dạng người thứ nhất bằng mọi cách để có được tiền, kể cả những cách xấu nhất, như trong hoàn cảnh cả nước (cả thế giới nữa) tập trung phòng chống dịch thì cũng có nhiều người nâng giá khẩu trang để bán.

Đến ngày 10/2, cả nước đã phát hiện và xử lý đến 3.500 vụ đầu cơ nâng giá khẩu trang để bán.

Dạng thứ hai cũng hướng đến đồng tiền, nhưng phải là đồng tiền chân chính tự mình làm ra bằng sức lao động và trí tuệ. Họ biết chia sẻ với cộng đồng. Nếu không chia sẻ được cho cộng đồng thì họ cũng không lợi dụng những tình huống nào đó để thu lợi cho mình. Rõ ràng, em bé dốc hết tiền tiết kiệm để mua khẩu trang tặng cho mọi người và những người nâng giá bán đắt gấp nhiều lần khác nhau rất xa về cách nghĩ, cách ứng xử, hành động.

Người hám tiền thường xem đồng tiền là mục tiêu; người bình thản trước đồng tiền thường xem đồng tiền chỉ là phương tiện. Cũng là đồng tiền đó thôi, nhưng cách ứng xử của mỗi người lại sinh ra những con người có nhân cách khác nhau. Có lẽ liên quan đến đồng tiền, tức là quyền lợi vật chất, nhân cách, đạo đức của con người thể hiện rõ nhất.

Đời Thanh bên Trung Quốc, một trong ba nhà văn nổi tiếng thời ấy là Ngụy Hi cũng nói một câu nổi tiếng dính dáng đến đồng tiền, như sau: “Ta không hiểu như thế nào là người quân tử, nhưng nhìn vào khả năng “chịu nhận phần thiệt” của người ấy là sẽ biết. Ta không hiểu được như thế nào là kẻ tiểu nhân, nhưng nhìn vào việc tranh giành phần lợi của người ấy là sẽ biết”.

Nhìn rộng ra trong xã hội của chúng ta, người hám tiền đến vô độ cũng không phải là ít. Có những đại án liên quan đến hàng ngàn tỷ đồng. Tài nguyên quốc gia bị xà xẻo…

Xã hội nào cũng vậy, kẻ tiểu nhân là không hiếm. Nhưng thường, một xã hội,“người quân tử” vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo. Xã hội như vậy sẽ ngày càng phát triển, văn minh, công bằng.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bản quy ước ứng xử văn hóa đầu tiên của thành phố Huế

Ngay sau khi tiếp nhận Chỉ dụ số 78, ngày 24/5/1945 của vua Bảo Đại, ông Nguyễn Lân, tức nhà văn Từ Ngọc, tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm, hiện Giáo sư Trường Trung học Khải Định, lãnh chức Đốc lý thành phố Thuận Hóa và ông Bửu Điệp, Y khoa Bác sĩ, sung chức Phó Đốc lý (Theo Việt Nam Tân Báo, số 54, ra ngày 29/5/1945). Chức Đốc lý tương tự như chức Chủ tịch UBND thành phố ngày nay.

Bản quy ước ứng xử văn hóa đầu tiên của thành phố Huế
Giữ gìn và phát huy vẻ đẹp sông Hương

Lần đầu tiên “Tri ân dòng Hương” với nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức ở nhiều điểm đoạn qua trung tâm thành phố. Ngoài hình thành một lễ hội văn hóa, đây cũng là dịp tôn vinh các giá trị của dòng sông cùng hình ảnh con người Huế thân thiện, mến khách, yêu thiên nhiên… ​

Giữ gìn và phát huy vẻ đẹp sông Hương
Làm sạch đẹp đồng tiền trong lưu thông

Các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện trách nhiệm thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông (TCLT) theo quy định và chỉ được phép đưa ra thị trường những tờ tiền đủ tclt là khẳng định của ông Châu Khắc Thái, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh.

Làm sạch đẹp đồng tiền trong lưu thông
Giới trẻ với văn hóa ứng xử trên mạng xã hội

Hiện nay, mạng xã hội (MXH) trở thành công cụ truyền thông, môi trường giải trí được nhiều người ưa thích, sử dụng hàng ngày, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực với những tiện ích vượt trội mà MXH mang lại thì việc sử dụng MXH trong giới trẻ cũng nảy sinh không ít vấn đề mà dư luận lo ngại.

Giới trẻ với văn hóa ứng xử trên mạng xã hội
Return to top