Thế giới

UNICEF: 463 triệu trẻ em trên thế giới không thể tiếp cận với giáo dục trực tuyến

ClockThứ Năm, 27/08/2020 15:15
TTH.VN - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát khiến nhiều trường học phải đóng cửa trên diện rộng, ít nhất 1/3 số học sinh bị ảnh hưởng trên khắp thế giới không được tiếp cận với giáo dục trực tuyến, theo một nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Quốc tế (UNICEF) công bố ngày 26/8. Điều này cho thấy những hạn chế của việc học từ xa và bộc lộ những bất bình đẳng sâu sắc trong việc tiếp cận với internet.

Cần thận trọng mở lại trường học sau dịch COVID-19Các trường học sẽ số hóa nhiều hơnASEAN đối mặt thách thức trong việc học trực tuyến giữa đại dịch COVID-19Gần 300 triệu học sinh toàn cầu nghỉ học vì dịch COVID-19

Hàng trăm triệu trẻ em trên toàn cầu không đủ điều kiện để tiếp cận với việc học trực truyến khi trường học đóng cửa do đại dịch COVID-19. Ảnh minh hoạ: VOV

Theo báo cáo của UNICEF, ước tính có khoảng 463 triệu trẻ em thiếu thiết bị hoặc quyền truy cập internet để theo đuổi các chương trình đào tạo từ xa.

Bà Henrietta Fore, giám đốc điều hành UNICEF cho rằng: “Số lượng tuyệt đối trẻ em bị gián đoạn giáo dục trong nhiều tháng liên tục là một tình trạng khẩn cấp về giáo dục toàn cầu. Hậu quả của tình trạng này có thể được cảm nhận ở các nền kinh tế và xã hội trong nhiều thập kỷ tới”.

LHQ ước tính rằng 1,5 tỷ trẻ em trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh phong toả hoặc đóng cửa trường học do đại dịch gây ra.

Các yếu tố tác động đến việc học trực tuyến

Báo cáo dựa trên phân tích các yêu tố đại diện về sự sẵn có của công nghệ và công cụ học tập trực tuyến tại nhà cho trẻ em từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông, cũng cho thấy rằng ngay cả khi trẻ em đã có các nền tảng cần thiết, chúng vẫn có thể không được tiếp cận với việc học từ xa do các yếu tố tác động tại nhà.

Theo UNICEF, các yếu tố này có thể bao gồm áp lực làm việc nhà, môi trường học tập kém và thiếu hỗ trợ kỹ thuật khi có vấn đề về máy tính hay trong việc sử dụng các chương trình giảng dạy trực tuyến hoặc trên truyền hình.

Báo cáo sử dụng dữ liệu từ 100 quốc gia, đo lường khả năng truy cập của công chúng vào internet, đài phát thanh và truyền hình, cũng như sự sẵn có của chương trình giảng dạy được phát trên các nền tảng này trong thời gian đóng cửa trường học.

Bất bình đẳng rõ rệt giữa các quốc gia

Báo cáo nhấn mạnh sự bất bình đẳng rõ rệt giữa các khu vực và các quốc gia. Học sinh ở châu Phi cận Sahara bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với một nửa số học sinh không được tiếp cận với việc học trực tuyến. 

Học sinh từ các hộ gia đình nghèo nhất và những người sống ở các vùng nông thôn cũng có nguy cơ bỏ lỡ các chương trình học này trong thời gian trường đóng cửa.

Trên toàn cầu, 72% học sinh không thể tiếp cận với giáo dục trực tuyến sống trong các hộ gia đình nghèo nhất ở quốc gia của họ. Ở các quốc gia có thu nhập trên trung bình, học sinh thuộc các hộ gia đình nghèo nhất chiếm tới 86% số học sinh không thể tiếp cận với chương trình học từ xa.

Số liệu cụ thể cho thấy, trong số các học sinh trên khắp thế giới không thể tiếp cận với giáo dục trực tuyến, có 67 triệu học sinh ở Đông và Nam châu Phi, 54 triệu ở Tây và Trung Phi, 80 triệu ở Thái Bình Dương và Đông Á, 37 triệu ở Trung Đông và Bắc Phi, 147 triệu ở Nam Á, và 13 triệu ở Mỹ Latinh và Caribe.

Ngoài ra, các nhóm tuổi khác nhau cũng chịu tác động khác nhau, trong đó những học sinh nhỏ tuổi nhất có nhiều khả năng bỏ lỡ việc học từ xa nhất trong những năm học tập và phát triển quan trọng nhất của chúng.

Giải quyết các thách thức

Trong bối cảnh năm học mới sắp bắt đầu ở nhiều quốc gia, bao gồm các lớp học trực tiếp ở nhiều nơi, UNICEF kêu gọi các chính phủ phải ưu tiên mở lại các trường học một cách an toàn khi bắt đầu nới lỏng các hạn chế và phong toả, song song với việc cần đầu tư khẩn cấp để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số. Trong trường hợp chưa thể mở lại, các chính phủ nên sắp xếp để cho học sinh học bù những khoảng thời gian đã mất, báo cáo cho biết.

Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục ở các nước cũng phải được điều chỉnh và xây dựng để chống chọi với các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
LHQ: Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Trong một báo cáo mới vừa được công bố ngày 12/3, Liên Hiệp Quốc cho biết số trẻ em trên toàn thế giới tử vong trước 5 tuổi đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2022, và đây là năm đầu tiên số trẻ nhỏ tử vong giảm xuống dưới 5 triệu.

LHQ Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top