ClockThứ Ba, 04/06/2019 14:32

UNICEF: 800 phụ nữ tử vong mỗi ngày do biến chứng trong thai kỳ

TTH.VN - Quỹ nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) cho biết, do chi phí chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau khi sinh tương đối cao, rất nhiều phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh đang đối mặt với nhiều nguy hiểm về sức khỏe.

214 triệu phụ nữ không thể sử dụng biện pháp tránh thai do rào cản văn hóaHàn Quốc: Làm việc tăng ca làm giảm cơ hội mang thai của nhân viên nữNhững hệ quả khi nhiễm Zika trong bào thaiHơn 50% phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển tiếp xúc với khói thuốcNhật Bản triển khai ứng dụng tìm chỗ trên tàu điện ngầm cho phụ nữ mang thai

Ảnh minh họa: Devdiscourse

Trong báo cáo mới nhất, UNICEF nhấn mạnh hiện có rất ít phụ nữ mang thai tại các đất nước nghèo nhất thế giới có bác sĩ, y tá hoặc nữ hộ sinh bên cạnh khi họ cần nhất. Với tình hình này, hơn 800 phụ nữ tử vong mỗi ngày vì biến chứng, trong khi rất nhiều bà mẹ khác vẫn sống, nhưng trong tình trạng “kiệt quệ”.

Mỗi ngày có ít nhất 7.000 ca sinh nở diễn ra, trong đó có hơn ½ số trẻ em vẫn còn sống khi mẹ chuyển dạ. Ngoài ra, khoảng 7.000 trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong trong tháng đầu tiên của cuộc đời.

Phát biểu về nguyên nhân, UNICEF nhận định: “Đối với nhiều gia đình, chi phí dùng cho quá trình sinh nở thực sự là một thảm họa. Nếu một gia đình không đủ khả năng chi trả, hậu quả xấu có thể xảy ra, thậm chí là tử vong cho mẹ và bé. Khi gia đình cắt giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ, cả người mẹ và trẻ em đều pahri chịu đựng tác động tiêu cực”.

So với các nước giàu có, nơi phụ nữ mang thai luôn có người hộ sinh, bác sĩ đỡ đẻ lành nghề bên cạnh trong mọi ca sinh nở, tỷ lệ này tại các nước kém phát triển thấp hơn đáng kể. Tại các quốc gia, khu vực, đơn cử nhu Nam Á, bà mẹ mang thai trong các gia đình giàu có thường thực hiện số lần khám thai nhiều hơn gấp 3,4 lần so với các bà mẹ ít điều kiện hơn.

Trong tuyên bố của mình, UNICEF cho biết mặc dù phạm vi bảo hiểm sinh nở toàn cầu đã chứng kiến nhiều thành tựu ấn tượng trong những năm gần đây, song khoảng cách về mức độ che phủ của bảo hiệm tại các quốc gia khác nhau vẫn rất chênh lệch.

Do đó, tổ chức bày tỏ hi vọng nhiều nỗ lực hơn nữa sẽ được thực hiện để đạt được mục tiêu bảo hiểm y tế cho toàn dân, đồng thời giảm nguy cơ tử vong cho mẹ và bé. Trong nỗ lực bảo vệ trẻ sơ sinh trên toàn thế giới, chiến dịch Every Child ALIVE của UNICEF kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào hệ thống y tế, tuyển dụng và đào tạo y bác sĩ cũng như y tá và nữ hộ sinh. Ngoài ra cũng cần xây dựng cơ sở y tế sạch sẽ, đầy đủ thiết bị, thuốc men sử dụng và tăng cường trao quyền được yêu cầu chế độ chăm sóc chất lượng.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

TIN MỚI

Return to top