Thế giới Thế giới
UNICEF quyết tâm đưa hơn 8 triệu trẻ em vùng xung đột đến trường
TTH.VN - Hơn 8 triệu trẻ em đang sống trong những khu vực bị xung đột và khủng hoảng tàn phá sẽ được trao cơ hội tiếp cận các chương trình giáo dục trong năm nay. Hơn một nửa trong số đó là trẻ em ở Syria, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết trong một thông cáo báo chí được phát hành ngày hôm nay (27/1).
![]() |
Các cuộc xung đột là mối đe dọa cho tương lai của thế hệ trẻ. Ảnh: Habibmalik |
Để thực hiện mục tiêu này, UNICEF đang vận động nguồn hỗ trợ với tổng giá trị 2,8 tỷ USD và hy vọng sẽ thu được trong năm 2016. Tại thời điểm này, khoảng 24 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang có cơ hội đến trường.
“Năm nay, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc có kế hoạch tăng đáng kể số lượng trẻ em sống trong các khu vực khủng hoảng được tiếp cận với giáo dục, từ 4,9 triệu trẻ em vào đầu 2015 lên đến 8,2 triệu trẻ em năm 2016. Trong số đó, có hơn 5 triệu trẻ em đang sống ở Syria hoặc ở các nước láng giềng”, thông cáo báo chí trên nói thêm.
Theo số liệu chính thức của Liên Hợp Quốc, gần 24 triệu trong số 109,2 triệu trẻ em thế giới đang ở độ tuổi học tiểu học và trung học cơ sở sống ở những khu vực xảy ra xung đột. Chúng buộc phải bỏ lỡ việc học.
Ngoài ra, Cựu thủ tướng Anh Gordon Brown, hiện là đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về giáo dục cho hay, khoảng 400.000 trẻ em Syria đã tìm cách di cư sang châu Âu và các quốc gia khác để thoát khỏi chiến tranh. Trong khi đó, vẫn còn khoảng 2 triệu trẻ đang tị nạn tại Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.
“Nếu những trẻ em này không có cơ hội đi học, chúng sẽ có nguy cơ phải lang thang, trở thành nạn nhân của các vụ buôn bán trẻ em và chủ nghĩa cực đoan. Bên cạnh đó, nguy cơ trẻ em bị bóc lột sức lao động và tỷ lệ tảo hôn cũng tăng cao”, ông Brown nhấn mạnh.
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay (17/05)
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước (17/05)
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày (17/05)
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ (17/05)
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế (17/05)
- Thủ tướng Pháp từ chức (17/05)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ