UNICEF: Trẻ em tị nạn ở châu Âu tăng gấp đôi
TTH.VN - Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Vương quốc Anh (UNICEF Anh) hôm 3/11, số trẻ em tị nạn ở châu Âu tăng gần như gấp đôi kể từ năm ngoái. Điều này cho thấy ngày càng nhiều trẻ em phải chạy trốn khỏi tình trạng bạo lực bởi xung đột và khủng bố.
![]() |
Trẻ em tị nạn Syria trên một chuyến tàu đến Serbia. Ảnh: Reuters |
Ít nhất 190.000 trẻ em đã xin tị nạn ở châu Âu từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, tăng từ 98.000 trẻ em trong cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Cơ quan thống kê Eurostat. Được biết, tổng số người xin tị nạn ở châu Âu trong năm nay là 715.000 người, tăng từ 378.000 người vào cùng thời điểm năm 2014.
9 tháng đầu năm nay, 10.000 trẻ em không có hoặc lạc mất người lớn đi cùng đã tới Italy và Malta một mình.
“Trong số những người tị nạn, trẻ em không có người lớn đi cùng được cho là dễ tổn thương nhất, khi phải đối mặt với tình trạng bị lạm dụng và bóc lột”, UNICEF Anh cho biết trong một báo cáo.
Phần lớn trong tổng số 190.000 trẻ em tị nạn nói trên đã chạy trốn khỏi Syria để đến các nước láng giềng, nơi tình trạng lao động và hôn nhân trẻ em tăng lên đáng kể, từ khi cuộc nội chiến Syria bắt đầu.
Tuy nhiên, theo nhận định của UNICEF Anh, những con số về người tị nạn tại châu Âu chỉ mới là sự bắt đầu.
Hồi năm 2014, trẻ em chiếm hơn một nửa tổng số những người tị nạn trên khắp thế giới, tỷ lệ cao nhất trong hơn một thập kỷ, UNICEF nói thêm. Bên cạnh đó, 1 trong 10 trẻ em trên thế giới đang lớn lên tại một khu vực xung đột, ước tính có khoảng 230 triệu trẻ em.
“Trẻ em bị cướp đi mạng sống khi đang ngồi học trong lớp, điều trị tại bệnh viện hoặc ngủ trên giường của chúng. Nhiều đứa trẻ trở thành mồ côi, bị ép buộc phải làm lính chiến đấu, bị bắt cóc, hãm hiếp và tổn thương”, Phó Giám đốc điều hành tại UNICEF Anh, bà Lily Caprani nhấn mạnh.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & Unicef.org.uk)
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai (23/05)
- Nhiều nước công bố thêm ca bệnh đậu mùa khỉ, Bỉ cách ly 21 ngày với người nhiễm (23/05)
- Thủ tướng mới của Australia Anthony Albanese tuyên thệ nhậm chức (23/05)
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch (23/05)
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu (22/05)
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng (22/05)
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời (22/05)
- Nhật Bản xem xét tổ chức hội nghị bộ trưởng quốc phòng với ASEAN (21/05)
-
Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
-
Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào
- Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh