ClockThứ Sáu, 01/04/2022 20:02

Ưu tiên bảo vệ tính mạng cho người dân

TTH.VN - Đến chiều tối 1/4, gần như toàn bộ diện tích đất nông nghiệp ở khu vực hạ nguồn sông Ô Lâu, thuộc huyện Phong Điền đều bị ngập, nguy cơ mất trắng vụ đông xuân.

Đầu tư kè chống sạt lở bờ sôngPhong Điền, Quảng Điền: Một số vùng vẫn còn ngập sâuLưu giữ phong cảnh đồng quêNhiều điểm ngập cục bộ, nước sông Ô Lâu đang lênTạo điều kiện cho các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại Phong ĐiềnĐừng tập hư cho trẻNỗi nhớ làng quê trong “Bên sông Ô Lâu”

Người dân Phong Bình gia cố bao cát chống lũ 

Đê vỡ, Quốc lộ 49B ngập nặng

Mưa lớn từ thượng nguồn 2 ngày qua làm lưu lượng nước đổ về hạ nguồn sông Ô Lâu rất lớn, nhiều nơi ngập nặng. Do chênh lệch mực nước ở phía sông, các kênh mương và trong các cánh đồng nên đã gây ra vỡ đê cục bộ tại thôn Vân Trình, xã Phong Bình. Đoạn đê vỡ khoảng 20m, khiến 200 ha lúa và hoa màu bị ngập sâu.

Ông Trần Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Phong Bình cho biết, từ sáng 1/4, xã đã huy động toàn bộ người dân đắp hơn 10 ngàn bao cát, gia cố và nâng phần mặt ở các tuyến đê chống lũ cho các đồng ruộng. Ngoài điểm đê bị vỡ, đến chiều tối 1/4, toàn bộ các tuyến đê được gia cố trước đó đã bị nước lũ tràn qua.

Ông Phan Hòa, người dân ở xã Phong Bình cho hay, hơn 20 năm rồi người dân Phong Bình mới gặp trận lũ lớn bất thường vào tháng 3 âm lịch như thế này. Riêng hộ gia đình ông gieo cấy hơn 2 mẫu lúa vụ đông xuân này đã bị ngập, nguy cơ mất trắng.

Ông Hồ Đôn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền xác nhận, qua kiểm tra thực tế ở các địa phương, gần như toàn bộ diện tích đất nông nghiệp ở khu vực hạ nguồn sông Ô Lâu, gồm các xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương và các xã Ngũ Điền gồm Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa và Điền Hải đã bị ngập. Hàng ngàn ha lúa và hoa màu đối diện với nguy cơ mất trắng nếu mưa lũ kéo dài, việc tiêu úng không được kịp thời.

Hiện, dọc tuyến Quốc lộ 49B qua địa bàn các xã trên cũng đã bị ngập cục bộ nhiều đoạn. Tại các xã như Phong Hòa, Phong Bình có những đoạn quốc lộ ngập sâu 0,5-0,7m, giao thông bị chia cắt. Công an các xã, thị trấn đã lập chốt trạm cấm phương tiện giao thông qua lại các đoạn đường thấp trũng.

Tại xã Điền Hòa, tuyến giao thông qua đập Cửa Lác nối sang xã Quảng Thái, Quảng Điền đã bị ngập sâu, nước chảy xiết. Từ lúc 12 giờ trưa ngày 1/4, Công an xã Điền Hòa và Quảng Thái đã lập chốt chặn và cắt cử người trực gác ở hai đầu, ngăn không cho người và phương tiện qua lại đập.

Lập rào chắn không cho người dân lưu thông qua đập Cửa Lác

Tính mạng của người dân trên hết

Hiện, mực nước trên sông Ô Lâu đang ở mức cao. Mực nước đo tại xã Phong Bình trong chiều 1/4 là 2,64m. Dự báo trong đêm nay và hai ngày đến mưa lũ còn diễn biến phức tạp, dự báo mực nước sẽ còn dâng cao.

Ông Hồ Đôn khẳng định, đến thời điểm này, các diện tích nông nghiệp bị ngập gần như toàn bộ. Mưa còn kéo dài nên khả năng lũ sẽ còn lên, do đó, huyện xác định khả năng để cứu diện tích nông nghiệp bị ngập sẽ rất khó. Việc cấp bách bây giờ là không để người dân tự ra các cánh đồng để cứu lúa hay hoa màu, vì dễ xảy ra tai nạn đuối nước. UBND huyện có chỉ đạo nóng, yêu cầu các địa phương tập trung bảo vệ tính mạng cho người dân, tuyệt không cho người dân ra đồng ruộng để chống lũ, hay đánh bắt cá ở những vùng nguy hiểm.

Đến chiều tối 1/4, trước sức nước đổ về quá lớn, UBND xã Phong Bình yêu cầu người về nhà và chủ động phương án phòng chống lũ từng hộ dân. Tiến hành di dời các hộ ở vùng xung yếu dọc sông Ô Lâu và khu tái định cư Tân Bình lên vùng an toàn.

Phong Điền là huyện có nhiều cầu tràn và nhiều đoạn thấp trũng, UBND huyện yêu cầu trong đêm 1/4 và các ngày tiếp theo, công an huyện tăng cường các lực lượng chốt chặn để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Đồng thời, cắt cử lực lượng công an xã và dân quân tự vệ trực chốt, nghiêm cấm phương tiện và người dân qua lại. 

UBND huyện Phong Điền cũng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện phụ trách địa bàn chủ động phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn để kiểm tra, nắm chắc tình hình, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến phức tạp của thời tiết để chỉ đạo cơ sở công tác sẵn sàng ứng phó. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu.

Vỡ đê ở Vân Trình, Phong Bình

Bài, ảnh, clip: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

TIN MỚI

Return to top