Ưu việt nhưng cần đảm bảo tính hài hòa
TTH - Vấn đề này được bàn kỹ tại hội thảo khoa học “Ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong trưng bày bảo tàng” do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp tổ chức ngày 20/5.
![]() |
Giới thiệu trưng bày nhạc cụ Nhã nhạc tại Nhà hát Duyệt Thị Đường |
Nặng nề và tẻ nhạt
Với 13 bài tham luận của các nhà nghiên cứu văn hóa và quản lý bảo tàng, hội thảo đã tập trung thảo luận hai nội dung chính: Khẳng định vai trò của ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động bảo tàng; đánh giá tình hình ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong các hoạt động, đặc biệt là trưng bày, giới thiệu của hệ thống bảo tàng, di tích ở Việt Nam; đồng thời phân tích nguyên nhân những tồn tại, khó khăn bất cập, phân tích, dự báo xu hướng phát triển của bảo tàng học hiện đại...
TS. Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thẳng thắn mở đầu: Mặc dù thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bảo tàng, nhất là trong hoạt động trưng bày và thu hút khách tham quan nhưng thực tế, phần lớn các bảo tàng ở Việt Nam vẫn trong tình trạng trì trệ, lạc hậu; trùng lặp về nội dung, hiện vật trưng bày; đơn điệu, tẻ nhạt với hình thức, kỹ thuật trưng bày; nặng nề với quá nhiều bản trích, số liệu thống kê tĩnh lặng, thiếu hấp dẫn, thậm chí nặng tính áp đặt nên khó thu hút công chúng, nhất là công chúng trẻ tuổi.
![]() |
Triển lãm cổ vật tại Tả Vu (Đại Nội) |
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Bình, Trưởng Phòng Trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng nhấn mạnh: Chúng ta phải thừa nhận một thực trạng đáng buồn là các bảo tàng ở Việt Nam hiện nay nói chung, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nói riêng còn thiếu sức hấp dẫn đối với công chúng. Trong nhiều trường hợp, những hiện vật mang giá trị văn hóa, lịch sử kém sức sống, không gây được xúc động thẩm mỹ cho khách tham quan và chỉ nằm im lìm trong những tủ kính.
Nếu như nhiều bảo tàng trên thế giới đã ứng dụng và luôn cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động bảo tàng, đưa bảo tàng trở thành một trong những lựa chọn hưởng thụ văn hóa quan trọng của đông đảo công chúng, thì các bảo tàng của chúng ta vẫn còn khoảng cách khá xa so với các bảo tàng lớn trong khu vực và thế giới và chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới – TS. Nguyễn Văn Cường, cho biết. Chính vì vậy, việc tiếp tục nâng cao nhận thức, tập trung đầu tư nguồn lực xứng đáng cho việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trưng bày để thu hút khách tham quan đến với bảo tàng đang đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết.
Cũng trong sáng 20/5, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế ký kết thỏa thuận ghi nhớ hợp tác giữa hai đơn vị.
Những lĩnh vực mà 2 cơ quan sẽ đẩy mạnh hợp tác, gồm: Nghiên cứu, khai quật khảo cổ học tại di tích cố đô Huế; tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học chuyên đề; nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp kỹ thuật bảo tồn, bảo quản di tích, di vật; trao đổi thông tin tư liệu, tổ chức xuất bản các ấn phẩm; tổ chức trưng bày triển lãm.
Đây là lần đầu tiên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ký kết thỏa thuận ghi nhớ hợp tác với một đơn vị trong nước.
Thu Thủy
|
Trên diễn đàn của hội thảo, các đại biểu đến từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Di sản Văn hóa, Bảo tàng Hải dương học, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế… đã chia sẻ những kinh nghiệm và cả những khó khăn thực tế trong những nỗ lực ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào chính hoạt động của mỗi đơn vị.
Cần tiếp tục cân nhắc
Ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong trưng bày bảo tàng đã mang lại những hiệu quả thấy rõ trong việc tổ chức các tủ trưng bày chuyên dụng, hệ thống hút ẩm, hệ thống chiếu sáng mỹ thuật và các trang thiết bị trưng bày khác… Tuy nhiên, ứng dụng ở mức độ nào và ứng dụng nội dung nào lại còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng đơn vị.
Ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia – một bảo tàng đầu hệ trong hệ thống bảo tàng Việt Nam, việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã được quan tâm từ rất sớm, khoảng năm 1998-2000. Ông Hồ Đắc Trai, Phó Giám đốc bảo tàng Đà Nẵng lại chia sẻ: Chúng tôi nhận thấy những giải pháp hiện đại, dù chỉ mới bước đầu được ứng dụng những đã mang lại hiệu quả tích cực, được công chúng đánh giá cao. Điều này cũng tạo sức hút nhất định cho bảo tàng. Tuy nhiên, việc ứng dụng cần có chọn lọc và cân nhắc để đảm bảo hài hòa với nội dung và không gian trưng bày, không làm mất đi yếu tố trực quan sinh động vốn là đặc trưng của trưng bày trong bảo tàng.
Với Thừa Thiên Huế, từ thực tế hoạt động trong nhiều năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng đã có những hoạt động trưng bày và giới thiệu di sản linh động và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng và du khách, như: trưng bày, tái hiện cảnh quan; trưng bày giới thiệu nhân vật, kiến trúc; trưng bày bảo tàng... Tuy nhiên, theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thì: “Việc tận dụng các di tích làm không gian trưng bày bảo tàng thật sự đã bộc lộ những điểm yếu rõ rệt, nhất là bị động trong việc sắp xếp, bố trí hiện vật bởi không thể can thiệp được vào bản thân di tích. Điển hình như không gian điện Long An, Di Luân Đường, hai dãy Quốc Tử Giám... Điều này đã làm hạn chế năng lực sáng tạo của người tổ chức trưng bày, cũng như hạn chế các khả năng triển khai những giải pháp về hệ thống thiết bị phụ trợ tối ưu cho hiện vật, nhất là ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại”.
Bàn thêm về vấn đề này, bà Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, cho rằng: Để có sự phù hợp, hài hòa với tổng thể không gian kiến trúc cung đình Huế, việc sử dụng các phương tiện, thiết bị công nghệ cao ở khu di sản Huế cần tiếp tục được nghiên cứu để có sự lựa chọn an toàn, phù hợp với hình thức, chất liệu và màu sắc truyền thống của di sản Huế, trong khi vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại khác của thiết bị.
Bài, ảnh: Đồng Văn
- Thừa Thiên Huế duy trì top 5 về chỉ số PAR INDEX năm 2021 (25/05)
- Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước (25/05)
- Thêm “lò nóng” chống tham nhũng ở địa phương (25/05)
- Thống nhất cao Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa (24/05)
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở (24/05)
- Thành công từ sự đồng thuận (24/05)
- Nắm bắt thông tin, kêu gọi nguồn viện trợ (24/05)
- Khai trương Văn phòng dự án KOICA tại Huế (24/05)
-
Thêm “lò nóng” chống tham nhũng ở địa phương
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở
- Những công trình ý nghĩa, thiết thực
- Khởi công “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn
- Làm tốt vai trò cầu nối, đưa ý kiến cử tri đến với Quốc hội
- Những kỷ vật thiêng liêng của Bác Hồ
- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương
- 15 đơn vị đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan các Cung, Trung tâm Thanh thiếu niên
- Sắp có lương tối thiểu theo giờ, theo tháng, dự kiến bao nhiêu?
- Kết nối để “ba cây chụm lại”
-
Bắt kẻ tàng trữ gần 300 viên hồng phiến tại đường Trần Huy Liệu
- Bà Hoàng Thị Thùy Linh được bầu giữ chức Phó bí thư Tỉnh đoàn
- Thấm nhuần lời Bác dạy
- Liếp tiếp bắt giữ các đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý
- Vì một Huế xanh - sạch - sáng
- Ngày mai (21/5), công an cấp huyện và xã đồng loạt cấp đăng ký xe ô tô và mô tô, xe máy
- Ông Nguyễn Văn Phúc giữ chức Giám đốc Sở Du lịch
- Khởi nghiệp cùng cấp hội phụ nữ
- Chiếc áo bông Bác tặng
- Những kỷ vật thiêng liêng của Bác Hồ
-
Tặng hơn 100 đầu sách cho Thư viện Trường tiểu học Quảng Thái
-
Những công trình ý nghĩa, thiết thực
-
Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh nhận bằng khen của Hội đồng Đội Trung ương và UBND tỉnh
-
15 đơn vị đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan các Cung, Trung tâm Thanh thiếu niên
-
Vừa hoạt động Đoàn, vừa phát triển kinh tế
- Xem tin mới nhất hôm nay