Vắc xin “dịch vụ” không phải là số 1
TTH - Trong khi nhiều địa phương đang quan ngại về tình trạng thiếu hụt vắc xin “dịch vụ” để tiêm phòng cho trẻ thì Thừa Thiên Huế khẳng định địa chỉ uy tín về tiêm chủng an toàn, đạt tỷ lệ cao và không nhất thiết chọn lựa vắc xin “dịch vụ” .
![]() |
Tiêm chủng đúng quy trình sẽ phòng ngừa tốt dịch bệnh cho trẻ |
Khoảng 2% chọn vắc xin “dịch vụ”
Đến phòng tiêm chủng dịch vụ - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đường Nguyễn Văn Cừ, TP Huế, chúng tôi chứng kiến các phụ huynh đưa con đến tiêm phòng khá đông. Chị Lê Thị Xuân, ở phường Hương Xuân, TX Hương Trà đưa cháu đi tiêm mũi 2, phòng bệnh uốn ván với loại vắc xin 6 trong 1 Infanrix, than: “Em vào đây lúc 9 giờ, nhưng cô nhân viên báo hôm nay chỉ giải quyết 50 trường hợp thôi. Nếu chị có nhu cầu tiêm phòng cho cháu phải đăng ký một hai ngày trước”. Tâm trạng chị Xuân rất lo lắng vì dịp cuối năm bận rộn, không có thời gian nên phải đưa con đi tiêm phòng dịch vụ. Thế mà rơi vào chờ đợi.
Quan sát ở đây, chúng tôi chứng kiến nhiều vợ chồng từ các huyện Phú Vang, Phong Điền, Hương Thủy... đều thở dài vì phải nhận giấy hẹn. Chị Ma Thị Hồng đưa con vượt 60 cây số ở Hải Lăng, Quảng Trị vào tiêm mũi thứ 2 vắc xin 6 trong 1 cho rằng, ở Quảng Trị hết vắc xin dịch vụ, em mới đưa cháu vào đây từ lúc 7 giờ sáng, lấy số thứ tự 12, giờ cháu vừa tiêm xong. Tôi hỏi: “Sao chị không đưa cháu đến trạm tiêm phòng theo chương trình mở rộng mà đến đây vừa xa, lại phải mất tiền”. Chị Hồng trải lòng: “Tiêm vắc xin dịch vụ tốt hơn. Lần trước tiêm không thấy cháu khóc, không thấy cháu sốt, nên mình yên tâm”.
Theo ông Hoàng Đức Thuận, Phó Văn phòng Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, do nhận thức và đời sống kinh tế ngày càng cao, nên lượng người có nhu cầu tiêm chủng dịch vụ ngày càng nhiều. Hiện nay, có hai loại vắc xin “dịch vụ” là 5 trong 1 Pentaxim của Pháp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib; vắc xin 6 trong 1 Infarix nhập từ Bỉ phòng các bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và Hib) đang khan thiếu do nguồn cung nhập từ nước ngoài bị hụt. Tuy nhiên ở Thừa Thiên Huế, do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh điều tiết dự phòng nguồn cung và cầu ổn định nên không xảy ra khan thiếu vắc xin như các tỉnh, thành khác. Hiện, trung tâm vừa được phân phối thêm 750 liều vắc xin Pentaxim (5 trong 1) nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho trẻ vào đầu năm 2016. Ông Thuận cho rằng, thống kê năm 2015, tỷ lệ trẻ trên địa bàn đăng ký tiêm phòng vắc xin “dịch vụ” chiếm dưới 2% (khoảng 460 cháu) nên nguy cơ hụt vắc xin không xảy ra trong thời gian đến.
Không nên quan ngại
Trao đổi tình trạng thiếu hụt vắc xin “dịch vụ” hiện nay, bác sĩ CK II Nguyễn Văn Vỹ, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy cho rằng, do tâm lý chung, các bậc phụ huynh suy nghĩ vắc xin dịch vụ tốt vì phải trả tiền; hơn nữa, thời gian vừa qua một số trường hợp trẻ ở các tỉnh, thành khác bị tai biến sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem 5 trong 1 nên có những phụ huynh quan ngại khi nghĩ đến vắc xin chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Theo bác sĩ Vỹ, lâu nay việc cung ứng vắc-xin chương trình TCMR ở Hương Thủy luôn đảm bảo. Từ trung tâm đến các trạm y tế xã, phường luôn thực hiện nghiêm túc quy định về an toàn tiêm chủng, việc bảo quản vắc-xin, tư vấn, kiểm tra sức khỏe trước và theo dõi sau tiêm...Vì vậy, từ trước nay trên địa bàn chưa xảy ra trường hợp tai biến khi tham gia chương trình TCMR. Năm 2015, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi được TCMR trên địa bàn đạt hơn 98%.
Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà, bác sĩ CKII Lê Đình Thao khẳng định, sau 30 năm triển khai chương trình TCMR ở Việt Nam có hàng triệu trẻ em Việt Nam phòng ngừa các bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván và sởi... Hiện nay, vắc-xin trong chương trình TCMR vẫn được xem là biện pháp hiệu quả phòng bệnh trong cộng đồng, bảo vệ trẻ không mắc các bệnh truyền nhiễm. Ở Hương Trà, hàng năm thường xuyên triển khai kế hoạch an toàn tiêm chủng nên hầu hết các phụ huynh đã tin tưởng vào chương trình TCMR cho trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2015, Hương Trà có 2.116 /2.132 trẻ dưới 1 tuổi tham gia chương trình, đạt 99,25%.
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, không nhất thiết chọn lựa vắc xin “dịch vụ” tiêm phòng cho trẻ. Suy nghĩ như thế là sai lầm. Do vậy, các bậc phụ huynh cần cho trẻ tiêm phòng các loại vắc-xin theo chương trình TCMR. “Đây là chương trình nhân văn do Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho người dân. Điều quan trọng là quy trình khi tiêm chủng phải đúng liều, đúng thời điểm và đúng quy định, sẽ phòng ngừa tốt dịch bệnh. Vấn đề này ở tỉnh Thừa Thiên Huế lâu nay đã khẳng định “thương hiệu” uy tín của cả nước đạt tỷ lệ cao về chương trình TCMR nên không lý do nào phải quan ngại”. PGS.TS Nguyễn Đình Sơn nói.
- Không để bệnh nhân tự mua thuốc, vật tư y tế (25/03)
- Chăm sóc người cao tuổi theo phương pháp Nhật Bản (24/03)
- Lấy sỏi 8mm trong ống mật chủ cho bệnh nhi 6 tuổi (24/03)
- Đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở khu công nghiệp và Đại học Huế (24/03)
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời để chấm dứt bệnh lao (24/03)
- “Vâng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!” (24/03)
- Như thế nào gọi là ngộ độc clostridium botulinum (23/03)
- Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm (23/03)
-
Đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở khu công nghiệp và Đại học Huế
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời để chấm dứt bệnh lao
- Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
- Hướng đến loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030
- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
- Y tế Hương Thủy cần tạo đột phá để xứng đáng hơn nữa với kỳ vọng
- Sửa đổi quy định về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập
- Khám, tầm soát bệnh Glôcôm miễn phí cho hàng trăm người
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
- Chủ động phòng bệnh cúm
-
Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt dịch bệnh nguy hiểm Marburg
- Dịch sốt xuất huyết “vào mùa”, số ca mắc mới của cả nước tăng gấp đôi
- Nhu cầu sử dụng máu nhóm hiếm tăng cao
- Khám, cấp thuốc miễn phí cho 200 người dân vùng khó khăn
- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
- Hướng đến loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030
- Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
- Như thế nào gọi là ngộ độc clostridium botulinum
- “Vâng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!”
- Đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở khu công nghiệp và Đại học Huế