ClockThứ Ba, 18/12/2018 10:00

Vai trò của Công đoàn trong thực hiện cải cách chính sách BHXH theo tinh thần Nghị quyết TW7 (khóa XII)

TTH.VN - Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) được xem là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội của nước ta. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng và quá trình già hóa dân số tăng cao cùng với sự xuất hiện các quan hệ lao động mới như hiện nay đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức với cả hệ thống chính trị. Điều này đòi hỏi phải có những quan điểm chỉ đạo về cải cách chính sách BHXH phù hợp đáp ứng tình hình mới. Đây cũng chính là một trong 3 nội dung quan trọng được ban hành thành Nghị quyết tại Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII.

Đối thoại với công nhân về các chế độ bảo hiểm xã hộiPhong Điền: Tập huấn tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp năm 2018Từ ngày mai (1/12): Hơn 80 triệu chủ thẻ BHYT sẽ hưởng nhiều chính sách mớiBảo hiểm xã hội tự nguyện, “đằng mô cũng lợi”Thực hiện các giải pháp tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyệnThực hiện đồng bộ các giải pháp tăng tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện

Liên nghành ký kết phối hợp tuyên truyền về BHXH

Với việc ký kết quy chế phối hợp liên tịch giữa cơ quan BHXH tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, hàng năm, Liên đoàn Lao động tỉnh đều cử cán bộ tham gia vào các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2017, đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra công tác thực hiện BHXH, BHYT, BHTN và hoạt công đoàn tại 14 đơn vị có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh; cử thành viên phối hợp, tham gia đoàn công tác liên ngành làm việc tại 09 doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN kéo dài với số tiền nợ lớn. Qua đó kiến nghị các đơn vị chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, thực hiện truy thu, truy đóng và thu hồi các khoản chi không đúng quy định của pháp luật, thu hồi được trên 15 tỷ đồng tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN.[1] Đồng thời kiến nghị Giám đốc BHXH tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 7 đơn vị sử dụng lao động có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về BHXH tại doanh nghiệp, giảm thiểu số nợ BHXH cũng như kịp thời chấn chỉnh và xử lý những vi phạm trong việc đóng và giải quyết các chế độ cho người lao động.

Đối với việc thực hiện giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn theo Hướng dẫn số 726/HD-TLĐ ngày 02/6/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc Hướng dẫn công đoàn thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị, từ năm 2016 đến nay, Liên đoàn Lao động tỉnh đều xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát hàng năm và phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cũng như các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội khác thực hiện giám sát, phản biện xã hội tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp với những nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Qua việc thực hiện giám sát, tổ chức công đoàn có thể phát hiện những tồn tại, hạn chế như tình trạng nợ và chậm đóng BHXH kéo dài của nhiều doanh nghiệp đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động mà không chốt được sổ để hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc tiếp tục tham gia đóng tại đơn vị sử dụng lao động khác, hay nguyên nhân dẫn đến việc các hồ sơ bệnh án khám chữa bệnh vẫn còn bị xuất toán... Từ đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN.

Bằng nhiều hình thức như gửi các thông báo đến doanh nghiệp, làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để nắm tình hình cũng như yêu cầu doanh nghiệp ký cam kết về lộ trình trả nợ để kịp thời giải quyết chế độ cho người lao động, theo dõi lộ trình trả nợ của doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện các thủ tục khởi kiện ra tòa án khi có ủy quyền từ phía người lao động.

NLĐ yên tâm làm việc khi được đảm bảo quyền lợi

Năm 2017, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thực hiện hồ sơ khởi kiện ra tòa án theo đơn ủy quyền của 31 lao động tại Công ty TNHH TMDV Hoàng Đức, sau đó đơn vị đã chuyển nộp số tiền 700 triệu đồng tiền nợ BHXH để chốt sổ BHXH cho người lao động. Có thể thấy việc tổ chức công đoàn đại diện khởi kiện các doanh nghiệp nợ BHXH không chỉ góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động tham gia BHXH mà còn hỗ trợ cơ quan BHXH trong việc quản lý thu nợ. Tính đến 31/7/2018, có 7/68 doanh nghiệp có hồ sơ BHXH tỉnh đề nghị khởi kiện đã chuyển hết tiền nợ, thu được hơn 26,8 tỷ đồng trên 57,9 tỷ đồng tiền nợ và 14,9 tỷ đồng tiền phát sinh hàng tháng của các doanh nghiệp này.[2]

Mỗi năm, Văn phòng Tư vấn pháp luật công đoàn thường xuyên tiếp đón hàng trăm đoàn viên và người lao động đến hỏi đáp những vấn đề về quyền lợi, chế độ BHXH...; phối hợp với Văn phòng Ủy ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động tỉnh và các đơn vị có liên quan trả lời, giải quyết các đơn thư khiếu nại về chế độ BHXH của người lao động. Tất cả những nội dung người lao động thắc mắc đều được cán bộ Văn phòng Tư vấn pháp luật giải đáp, thông tin kịp thời cũng như hướng dẫn, trợ giúp người lao động thực hiện các thủ tục để kiến nghị, đòi quyền lợi hợp pháp của mình về các chế độ BHXH.

Hệ thống công đoàn toàn tỉnh thường xuyên vận động, tuyên truyền các chính sách BHXH đến đoàn viên công đoàn và người lao động thông qua các hoạt động như “Tết sum vầy”, “Tháng công nhân”... tổ chức truyền thông pháp luật tại các doanh nghiệp có đông lao động như Công ty HbI, Công ty MSV, Công ty Scavi Huế,.... Các cấp công đoàn thường xuyên phối hợp với các cơ quan BHXH tại địa phương tổ chức chương trình đối thoại về pháp luật lao động, về chính sách BHXH, BHYT; tổ chức diễn đàn “Nghe công nhân nói, nói với công nhân”...

Đứng trước những khó khăn, thách thức trong tình hình mới, để khẳng định vai trò của tổ chức đại diện người lao động, Công đoàn Việt Nam nói chung và Công đoàn Thừa Thiên Huế nói riêng cần tập trung vào những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, trong đó, tham gia tích cực vào cải cách các chính sách BHXH để BHXH là chỗ dựa đáng tin cậy không chỉ của người lao động mà còn cả toàn dân như mục tiêu mà Nghị quyết đã đặt ra: “Cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.

 Nguyễn Khoa Hoài Hương

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ
NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỔ XÔ RÚT BẢO HIỂM MỘT LẦN VÌ DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI SỬA ĐỔI:
Cần truyền thông sâu rộng

Thông tin từ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi liên quan đến 2 phương án rút BHXH một lần thời gian qua khiến nhiều người lao động (NLĐ) hoang mang và đổ xô nghỉ việc để rút BHXH một lần, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Cần truyền thông sâu rộng
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước

Sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”, sáng 16/4 Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu trong nước nhằm đánh giá những kết đạt được cũng như những tồn tại hạn chế, bài học kinh nghiệm để đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm sau cao hơn năm trước
Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần

2 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh có gần 2.000 người làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần; riêng tháng 2/2024 có gần 900 người, tăng 10,7% so với tháng trước. Đây là thực trạng đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà còn ảnh hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.

Ngăn “làn sóng” rút bảo hiểm xã hội một lần
Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (gọi tắt là Nghị quyết 28), vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng nâng cao, góp phần gia tăng số người tự nguyện tham gia các loại hình bảo hiểm.

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm
Return to top