Thế giới

Vai trò của khu vực tư nhân trong biến đổi khí hậu

ClockThứ Hai, 08/11/2021 10:21
TTH.VN - Cuộc khủng hoảng khí hậu đang đe dọa những thành tựu và tiến bộ phát triển của toàn cầu trong thời gian gần đây. Với tư cách là Ngân hàng khí hậu của châu Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang mang đến những nguồn lực mới và những ý tưởng mới cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Lãnh đạo nhóm Quad nhấn mạnh nhu cầu về một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mởSố ca mắc COVID-19 ở châu Á sắp chạm ngưỡng 60 triệu ngườiCOP26: Đã đến lúc cứu lấy nhân loạiTỷ phú Jeff Bezos cam kết tài trợ 2 tỷ USD bảo vệ môi trường

Biến đổi khí hậu là thách thức lớn trong sự phát triển của khu vực nói riêng và cả thế giới nói chung. Ảnh minh họa: CNN/Báo Nhân dân

Thông qua các hoạt động của khu vực tư nhân, ADB đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình tài trợ cho các dự án tư nhân đột phá về khí hậu. Các cơ hội kinh doanh tốt hơn cho khu vực tư nhân trong khu vực là động lực chính của tăng trưởng và thịnh vượng.

“Một khu vực tư nhân lành mạnh là chìa khóa để đáp ứng các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Việc chúng tôi tham gia vào một giao dịch mang lại cho các dự án thêm sự uy tín với các chính phủ sở tại, cũng như các nhà đầu tư tư nhân và người cho vay”, Giám đốc quản lý các khoản vay tư nhân của ADB Suzanne Gaboury chia sẻ.

Theo đó, các khoản đầu tư về khí hậu của ADB hỗ trợ cho những lĩnh vực cốt lõi của kinh doanh nông nghiệp, năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng, cũng như nhiều lĩnh vực xã hội khác. Đồng tài trợ và đầu tư khởi nghiệp cũng đang được triển khai đầy đủ để thúc đẩy các giải pháp khí hậu trong khu vực.

Năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng thông minh với khí hậu

Tài chính khí hậu là một phần quan trọng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và là một phần của Chiến lược 2030. Tính đến tháng 3/2021, khoảng 25% danh mục đầu tư còn tồn đọng của khu vực tư nhân ADB, tương đương khoảng 2,5 tỷ USD được cam kết tài trợ cho các dự án năng lượng sạch.

Trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hiện đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều cam kết mới từ các chính phủ nhằm tạo điều kiện cho khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng hơn trong tiến trình chống lại biến đổi khí hậu.

Quan chức ADB tại bộ phận quản lý hoạt động của khu vực tư nhân đang thực sự thúc đẩy chương trình nghị sự về tài chính khí hậu theo nhiều cách trong khu vực. Đồng thời, xét trong những lĩnh vực mới, giới chuyên gia cũng nhận thấy ngày càng có nhiều lời kêu gọi hỗ trợ trong các lĩnh vực tương đối mới hơn như lưu trữ và phương tiện di chuyển bằng điện.

Việc tuân thủ Hiệp định Paris đang ngày càng được coi là vai trò trung tâm trong hỗ trợ cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân. ADB thực sự đang hành động phù hợp với Hiệp định Paris và coi đây như một phần quan trọng trong quá trình sàng lọc ban đầu. Các chuyên gia cũng thực sự kỳ vọng “hình dáng” của ngành năng lượng trong khu vực sẽ thay đổi đáng kể trong vòng từ 5 - 10 năm tới. Quá trình chuyển đổi năng lượng dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau chắc chắn sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn trong khu vực.

Tạo điều kiện hỗ trợ tài chính hỗn hợp cho tăng trưởng xanh

Khu vực tư nhân có vai trò to lớn trong việc cung cấp các giải pháp cho biến đổi khí hậu. Trên thực tế, các dự án được tài trợ bởi chương trình tài chính hỗn hợp đang trên đà đạt được mức giảm hơn 18 triệu tấn khí thải Carbon/năm. Con số này gần tương đương với 5,5 triệu xe ôtô lưu thông mỗi năm. 35.000 việc làm mới và cơ hội kinh tế cho phụ nữ và trẻ em gái cũng đã được tạo ra thông qua các dự án liên quan đến khí hậu của Ngân hàng ADB.

Các dự án tài trợ hỗn hợp của ADB luôn tập trung mạnh mẽ vào biến đổi khí hậu và tiềm năng tăng trưởng được nhìn thấy là rất lớn. Có rất nhiều đổi mới và tư duy mới trong các giải pháp khí hậu của khu vực tư nhân của châu Á - Thái Bình Dương.

Làm nông nghiệp bền vững

Hệ thống năng lượng toàn cầu chiếm 34% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, nông nghiệp cũng là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và khiến nhiều nông hộ nhỏ dễ bị tổn thương hơn. Chính vì những lý do này, ngành nông nghiệp không thể bị bỏ qua khi nói về biến đổi khí hậu. 350 tỷ USD đầu tư cho mỗi năm là khoản đầu tư cần thiết để chuyển đổi hệ thống thực phẩm và nông nghiệp trở nên xanh và linh hoạt hơn.

Cho đến nay, khoảng 30% các dự án kinh doanh nông nghiệp đã bao gồm các khoản tài chính khí hậu. ADB cũng có kế hoạch tăng tỷ trọng này lên 50% vào năm 2025 và tiếp tục tăng lên đến 75% vào năm 2030. Các chuyên gia hi vọng sẽ đưa tỷ trọng chạm mốc 1 tỷ USD trong các cam kết tài chính khí hậu cho kinh doanh nông nghiệp từ nay đến năm 2030.

Đan Lê (Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top