ClockThứ Ba, 01/09/2015 17:36

Vai trò của trí thức và tôn giáo Thừa Thiên Huế với Cách mạng tháng Tám

TTH.VN - Ngày 1/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Trí thức và tôn giáo Thừa Thiên Huế với Cách mạng Tháng Tám - 70 năm nhìn lại”.


Quang cảnh hội thảo

Các ông, bà: Nguyễn Ngọc Thiện, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Trần Đức Cường, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Trần Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trần Phùng, UVTVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đoàn Thị Thanh Huyền, UVTVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Nữ Trí thức tỉnh; Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh chủ trì hội thảo.

Hội thảo đã công bố 23 bài tham luận là kết quả của việc sưu tầm, nghiên cứu công phu, tâm huyết, có giá trị của các lãnh đạo tỉnh, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các vị nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo. Các bài viết tập trung vào 3 chủ đề: Sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Thừa Thiên Huế đối với trí thức và tôn giáo; Trí thức Thừa Thiên Huế với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước; Các tôn giáo đồng hành với dân tộc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.

Các ý kiến tại hội thảo khẳng định và ghi nhận sự đóng góp quan trọng của đội ngũ trí thức và đồng bào các tôn giáo trong tỉnh vào thành công của Cách mạng tháng Tám và quá trình bảo vệ, xây dựng quê hương hơn 70 năm qua. Đồng thời, bổ sung thêm một số tư liệu lịch sử quan trọng của đội ngũ trí thức và tôn giáo tỉnh nhà.

Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để thảo luận về một số vấn đề liên quan, như: Vấn đề chính quyền ở Thừa Thiên Huế trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và vai trò của trí thức và tôn giáo trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền; vai trò của trí thức và tôn giáo trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, quê hương; vai trò lãnh đạo của Đảng và tập hợp đội ngũ trí thức, tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc qua mỗi giai đoạn lịch sử; giải pháp đề xuất đối với Đảng và chính quyền để phát huy tốt nhất lợi thế vốn có của đội ngũ trí thức và tín đồ các tôn giáo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, quê hương hiện nay.

Tại hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh: Thắng lợi rực rỡ của cuộc Cách mạng tháng Tám tại Huế là cả một quá trình đấu tranh, vận động thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trong đó có vai trò quan trọng của trí thức và tôn giáo trong cả nước mà Thừa Thiên Huế là nơi đặc biệt tiêu biểu. Tinh thần và truyền thống cách mạng quý báu của đội ngũ trí thức, tôn giáo từ Cách mạng tháng Tám tiếp tục lan tỏa trong tiến trình lịch sử của dân tộc, của vùng đất oanh liệt Cố đô Huế.

Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, hội thảo cần làm rõ hơn những khẳng định về đặc điểm, vai trò đóng góp của đội ngũ trí thức và tôn giáo Thừa Thiên Huế so với cả nước, nhất là trong Cách mạng tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc đổi mới; cần nhìn nhận một cách đầy đủ, khách quan, toàn diện hơn trong thực tiễn thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề trí thức và tôn giáo, đúc kết sâu hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn, những bài học kinh nghiệm để chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm quan trọng của đội ngũ trí thức và tôn giáo.

Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan

Ngày 29/3, Thanh tra (TT) Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra (TT) và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT. Tại Thừa Thiên Huế, Chánh TT tỉnh Lương Bảo Toàn cùng gần 100 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT tham dự.

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan
Lễ Phát động thi đua kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, ngay sau Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 – 6/1/2026).

Lễ Phát động thi đua kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam
Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Một trong những giải pháp quan trọng mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) để ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) ngay từ sớm, từ xa, tránh bị động...

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
Ngày 29/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Hơn mười ngày lao động và chiến đấu gian khổ sau đợt tiến công thứ nhất, trận địa tiến công và bao vây của ta đã cơ bản hoàn thành. Trên một trăm kilômét đường hào cùng với hàng vạn hầm hố bao kín trận địa trung tâm của địch. Ta chính thức chấp nhận sự thách thức từ lâu của kẻ thù, chấp nhận một trận đánh "mặt đối mặt".

Ngày 29 3 1954 Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân

Ngày 28/3, ông Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp dân tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. Cùng dự buổi tiếp dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, TX. Hương Trà, lãnh đạo phường Hương Xuân và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top