Vải và nhãn Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ: Triển vọng và thách thức
TTH.VN - Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ khi Mỹ là thị trường khó tính về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngày 6/10 vừa qua, quyết định của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho phép nhập khẩu vải và nhãn từ Việt Nam đã chính thức có hiệu lực.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tìm cách mở rộng đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, việc vải và nhãn có thể thâm nhập thị trường với dân số gần 320 triệu người sẽ mở ra 1 cơ hội lớn cho người nông dân và doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ khi mà Mỹ vốn nổi tiếng là thị trường khó tính về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phóng viên VOV thường trú tại Mỹ đã có cuộc trao đổi với ông Đào Trần Nhân, Tham tán Công sứ thương mại, Trưởng Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Mỹ về triển vọng, khó khăn cũng như những điều cần lưu ý khi xuất khẩu vải và nhãn vào Mỹ.
PV: Thưa ông, việc Mỹ cho phép nhập khẩu vải và nhãn từ Việt Nam là một tin mừng nhưng liệu chúng ta có cơ hội cạnh tranh hay không khi mà bản thân nông dân Mỹ cũng trồng được vải và nhãn, đồng thời các sản phẩm này của chúng ta đang chậm chân hơn một số nước khác tại thị trường Mỹ?
Ông Đào Trần Nhân: Quyết định vừa rồi của Bộ Nông nghiệp Mỹ đối với vải và nhãn của Việt Nam quả là một tin vui. Như vậy là cho đến nay Việt Nam đã được phép xuất khẩu 4 loại quả vào thị trường Mỹ, đó là thanh long, chôm chôm, vải và nhãn.

Ở Mỹ, vải và nhãn được trồng chủ yếu tại 2 bang Florida và Hawaii và 1 phần nhỏ ở bang California, với tổng sản lượng khoảng 500 tấn vải và 800 tấn nhãn/năm. Mỹ hiện chủ yếu nhập vải và nhãn từ 1 số quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Trung Quốc, Israel, Mexico và Thái Lan.
Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính rằng, Việt Nam sẽ xuất sang Mỹ hàng năm khoảng 600 tấn vải và 1.200 tấn nhãn, chiếm lần lượt 17% và 69% thị phần tại đây. Do Florida và Hawaii cũng trồng được vải và nhãn nên Mỹ không cho phép Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng này vào 2 bang trên để bảo vệ người tiêu dùng địa phương.
Mùa nhãn ở Mỹ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 8 và mùa vải từ tháng 5 đến tháng 7. Nhãn và vải chủ yếu được bán tại New York và Los Angeles, nơi có cộng đồng người châu Á khá đông. Theo ước tính, giá bán buôn nhãn do người Mỹ trồng là vào khoảng 1,66 USD/pound (khoảng 450g), trong khi giá nhãn nhập khẩu vào Mỹ là 0,82 USD/pound, chỉ bằng 49% giá sản xuất tại thị trường Mỹ.
Với vải do Mỹ trồng, giá bán buôn là 1,67 USD/pound trong khi giá vải nhập khẩu chỉ có 0,86 USD/pound, chỉ bằng 51%. Vì vậy, tôi cho rằng 2 mặt hàng này rất có triển vọng tại thị trường Mỹ.
PV: Vậy đâu là những bất lợi đối với vải và nhãn của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ?
Ông Đào Trần Nhân: Các mặt hàng vải và nhãn khi nhập khẩu vào Mỹ sẽ phải dán nhãn đã qua chiếu xạ diệt ký sinh trùng. Đây là điều bất lợi đối với sản phẩm nhập khẩu vì Mỹ cũng trồng được vải và nhãn nên nhiều người tiêu dùng Mỹ cũng không muốn ăn các sản phẩm chiếu xạ, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do vậy, việc phải dán tem chứng nhận chiếu xạ có thể sẽ khiến vải và nhãn của Việt Nam bị hạn chế dối với 1 số khách hàng và khó cạnh tranh với các sản phẩm trồng tại Mỹ. Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng yêu cầu Việt Nam phải quy hoạch vùng trồng cũng như bản đồ và mã số liên quan để có thể theo dõi. Cơ quan cấp mã số của vùng trồng này là Cục bảo vệ thực vật Việt Nam và do vậy mà các công ty Việt Nam phải có mã số vùng trồng thì mới được phép xuất khẩu vải và nhãn vào Mỹ.
Như vậy, quy định chiếu xạ bắt buộc và mã số vùng trồng là 2 điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý. Bên cạnh đó, đối với các mặt mặt hàng thực phẩm và đồ uống dùng cho người và động vật thì Mỹ cũng yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đăng ký cơ sở sản xuất và người đại diện tại Mỹ.
PV: Như ông nói ở trên, có vẻ như vải và nhãn trồng tại Mỹ không bắt buộc phải chiếu xạ để diệt ký sinh trùng, tại sao lại như vậy, thưa ông?
Ông Đào Trần Nhân: Vải và nhãn được trồng tại Mỹ không cần phải chiếu xạ vì Mỹ cho rằng, các sản phẩm địa phương không bị các loại sâu và dịch hại lạ xâm nhập, và nếu như có đi chăng nữa thì người ta cũng có cách xử lý. Do vậy Mỹ không bắt buộc hay yêu cầu nông dân địa phương phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chiếu xạ đối với vả và nhãn.
Không chỉ vải và nhãn nhập khẩu từ Việt Nam mà từ cả các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc, Israel, Mexico…cũng đều phải tuân thủ yêu cầu này. Vì lý do sức khỏe mà người tiêu dùng nghĩ rằng nếu như ăn một lượng nhiều thì sẽ gây ra ung thư hoặc các bệnh do ảnh hưởng của phóng xạ. Nhưng thực ra thì lượng chiếu xạ đối với vải và nhãn nhập khẩu hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép và hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người.
PV: Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong quy định của Mỹ đối với vải và nhãn nhập khẩu từ Việt Nam, đó là những tiêu chuẩn rất cao về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng trong quá trình trồng vải và nhãn thì khó mà không sử dụng loại thuốc này để chăm sóc cây trồng, vậy người nông dân cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý những gì trong vấn đề này?
Ông Đào Trần Nhân: Đối với thuốc bảo vệ thực vật thì đây là một yêu cầu hết sức khắt khe của thị trường Mỹ. Dư lượng thuốc kháng sinh cũng như thuốc bảo vệ thực vật trên hoa quả tươi nhập khẩu vào Mỹ được tính theo tỷ lệ phần tỷ chứ không phải phần triệu. Do vậy, các doanh nghiệp phải hết sức lưu ý để đảm bảo rằng hàng xuất khẩu sang Mỹ không có dư lượng thuốc kháng sinh hoặc thuốc bảo vệ thực vật, nếu có thì cũng nằm trong phạm vi cho phép của Mỹ.
Tuy nhiên, khi phải dùng thuốc kháng sinh hoặc bảo vệ thực vật để chăm sóc cây vải và nhãn, phía Mỹ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên dùng các loại thuốc đã được Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đồng ý và cho phép.
PV: Như vậy là đến nay mới chỉ có 4 loại quả của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ trong khi chúng ta có rất nhiều loại quả ngon và có giá trị. Vậy trong thời gian sắp tới, Thương vụ và các cơ quan hữu quan có hoạch gì để mở rộng và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này vào Mỹ?
Ông Đào Trần Nhân: Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đã phối hợp với Bộ NN&PTNT thúc đẩy phía Mỹ xem xét và cấp phép cho vải và nhãn, và hiện đang thúc đẩy thêm 2 loại quả nữa vào Mỹ là xoài và vú sữa. Nếu được sự đồng ý của Mỹ, Việt Nam sẽ có 6 loại quả chính thức có mặt tại thị trường này.
Với dân số lên tới 317,5 triệu người, trong đó cộng đồng gốc châu Á chiếm một số lượng đông đảo, nhu cầu về các loại hoa quả nhiệt đới tại Mỹ ngày càng tăng và giá cũng được đẩy lên. Vải, nhãn, thanh long hay chôm chôm đều là những loại quả mà ngay cả người Mỹ cũng rất ưa chuộng.
Hiện nay, 2 loại quả của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ là thanh long và chôm chôm đang được bán rộng rãi tại đây, từ siêu thị bình dân cho đến siêu thị cao cấp. Với quan hệ tốt đẹp hiện nay giữa 2 nước thì rất có thể là trong 1 thời gian ngắn sắp tới thì Mỹ sẽ cho phép Việt Nam xuất khẩu thêm xoài và vú sữa vào thị trường này.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông
Bà Amy Nguyễn, Giám đốc Dragonberry Produce - một công ty nhập khẩu và phân phối rau quả lớn tại Mỹ: Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần xem xét và tham vấn kỹ lưỡng với các cơ quan chức năng Mỹ về mức độ và thời gian chiếu xạ. Nếu quá mức sẽ làm cho phần cùi nhãn và vải chuyển thành màu nâu, mất tính thẩm mỹ. Ngoài ra, khi chuẩn bị hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng cần phân loại kích cỡ quả để đảm bảo sự đồng đều của sản phẩm trong mỗi lô hàng. |
Theo VOV
- Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn cung - Bài 3: Gỡ khó từ chính sách (06/07)
- Bảo tồn, phát triển văn hóa gắn với du lịch, dịch vụ (05/07)
- Tập trung nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm (05/07)
- Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn cung - Bài 2: Người dân và doanh nghiệp cùng khó (05/07)
- Phong Điền thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt 64% dự toán (05/07)
- Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu (05/07)
- Máy lọc nước có tốn điện không? (05/07)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt các lãnh đạo của Prudential trong chuyến viếng thăm tại Vương quốc Anh (05/07)
-
Vietnam Airlines: Siêu ưu đãi cho khách mua vé quốc tế và nội địa đầu tháng 7
- Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn cung - Bài 1: Mong có chốn an cư
- Xăng, dầu giảm nhẹ sau 13 lần tăng giá
- Hơn 70 ngàn lượt khách tham dự Hội chợ thương mại Festival Huế 2022
- Diễn đàn phụ nữ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thời đại 4.0
- Mở rộng tuyến “huyết mạch” Hà Công
- Tăng tần suất hoạt động tại Phố đêm Hoàng thành Huế lên 3 tối/tuần
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã
- Chưa như kỳ vọng
- Bộ Tài chính xây dựng biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP áp dụng đối với 603 dòng thuế
-
Mở rộng tuyến “huyết mạch” Hà Công
- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Góp phần cho Festival Huế sạch đẹp
- Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn cung - Bài 1: Mong có chốn an cư
- VBSP Hương Thủy giải ngân món vay đầu tiên đối với giáo dục ngoài công lập
- “Không thể “delay” với Huế!”
- Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
- 3 Lợi ích tuyệt vời khi thuê luật sư tư vấn doanh nghiệp
- HĐND huyện Quảng Điền thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn
- Phó Tổng thư ký IAV: Đây là thời điểm tốt để cơ cấu lại hoạt động kinh doanh bảo hiểm
-
Tăng trưởng tín dụng đạt hơn 17% trong sáu tháng đầu năm 2022
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
- Công ty gửi hàng đi mỹ
- Ví gucci siêu cấp , like au
- gửi hàng từ vn sang mỹ