ClockThứ Bảy, 11/07/2015 19:48

Vẫn còn không ít khó khăn

TTH -  Xác định là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).

Những kết quả

Chúng tôi về xã Hải Dương (Hương Trà), một trong những địa phương điển hình vùng biển thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Ông Nguyễn Hữu Như, cán bộ chuyên trách dân số xã cho biết, trước năm 2010, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, muốn có nhiều con và có con trai để theo nghề biển vẫn ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Hàng năm, đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng phương pháp tránh thai thấp, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên diễn ra khá cao. Tuy nhiên, bằng những giải pháp cụ thể, như phối hợp triển khai chiến dịch lồng ghép chăm sóc SKSS, thực hiện Đề án 52 (đề án kiểm soát dân số vùng biển vạn đò, cửa sông của Chính phủ), xã Hải Dương tích cực xây dựng mô hình CLB không sinh con thứ 3; tuyên truyền, vận động theo phương châm “mưa dầm thấm lâu” đến mọi người dân. Gần đây, Hải Dương đã hạn chế sinh con thứ 3, hiện giảm còn 16,6%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%. Đời sống văn hóa của người dân nâng lên rõ rệt.
Truyền thông dân số mọi lúc mọi nơi của cán bộ chuyên trách dân số TP Huế
Tại Phú Vang, một địa bàn có 16 xã biển khó khăn, nhiều đối tượng nằm trong độ tuổi sinh đẻ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc SKSS. Từ năm 2009 đến nay, thông qua các chương trình, đề án dân số và công tác tuyên truyền vận động của các ban ngành đoàn thể địa phương, phần lớn người dân thay đổi nhận thức và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS ngày một cao, mức sinh giảm dần, chất lượng dân số được cải thiện. Hiện tại, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở Phú Vang giảm còn 18,7%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,1‰; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng chiếm 69%.
Gần đây, Thừa Thiên Huế luôn quan tâm đến công tác DS-KHHGĐ. Ngoài việc ban hành các văn bản lãnh, chỉ đạo, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện chính sách định canh, định cư, dạy nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng đầm phá ven biển và đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó là đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng dân số, như: triển khai các chiến dịch lồng ghép chăm sóc SKSS cho đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; mất cân bằng giới tính khi sinh, giảm sinh con thứ 3 trở lên... đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao. Qua triển khai đồng bộ chính sách, chủ trương công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở, đơn vị đạt được nhiều kết quả quan trọng. Từ năm 2011, tỷ suất sinh thô từ 15,31‰ đến năm 2015 còn 15,26‰; tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm còn 14,9%; số con trung bình phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 2,22 con xuống còn 2,1 con; quy mô gia đình nhỏ từ 1-2 con dần được mọi người chấp thuận, góp phần đưa kinh tế- xã hội phát triển bền vững.
Còn những khó khăn
Dù tỷ lệ sinh giảm, song xu hướng giảm sinh vẫn chưa bền vững, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở tỉnh ta còn ở mức cao so với toàn quốc. Nguyên nhân chủ yếu do đời sống của người dân các xã vùng sâu vùng xa, vùng vạn đò ven biển đầm phá còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí hạn chế; một số hủ tục ở các xã tại huyện miền núi A Lưới, Nam Đông như tảo hôn, kết hôn cận huyết thống chưa đẩy lùi. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và tâm lý “đông con nhiều của” còn tồn tại nhiều nơi. Bên cạnh đó, một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa nhận thức đầy đủ tính chất khó khăn và lâu dài của công tác dân số, thiếu đôn đốc thực hiện công tác DS-KHHGĐ, nhất là công tác giám sát thực hiện chính sách DS-KHHGĐ ở cơ sở.
Ông Tôn Thất Chiểu, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Thừa Thiên Huế cho rằng, khó khăn lớn nhất là ngân sách đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ còn hạn chế. Cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số có biến động, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở còn bất cập, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng tuyên truyền, vận động... Một số trạm y tế xã cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu KHHGĐ của người dân.
Theo bà Hoàng Thị Tâm, Phó Giám đốc Sở Y tế, công tác dân số hiện vẫn còn nhiều khó khăn thách thức. Thời gian tới, ngành chức năng tiếp tục tham mưu với lãnh đạo tỉnh tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo các cấp, ngành, cấp ủy, chính quyền cơ sở đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ DS-KHHGĐ. Tuy nhiên, công tác này không chỉ của riêng ai mà rất cần sự chung tay của mọi người dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực, thúc đẩy kinh tế -xã hội địa phương phát triển bền vững.
Bài, ảnh: Khánh Quan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

Sáng 25/4, ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp công dân tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cùng dự buổi tiếp công dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Lộc và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn
Return to top