ClockThứ Ba, 29/09/2020 14:26

Vẫn đảm bảo chất lượng nước đầu ra

TTH.VN - Chất lượng nước sau xử lý vẫn đảm bảo trong mùa mưa lũ nhờ áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong xử lý nước là khẳng định của lãnh đạo Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO).

ADB: Cần quản lý chặt chẽ hơn các rủi ro sức khỏe và thảm họa nước sau COVID-19Nhiều nước phê duyệt cho thử nghiệm vaccine Covid-19 của Trung Quốc giai đoạn 3

 Nước sông Hương chuyển sang màu nâu đỏ 

Độ đục tăng hơn 20 lần

Hơn 10 ngày sau cơn bão số 5, độ đục nước sông Hương và các con sông trên địa bàn vẫn còn ở mức cao.

Chị Thu Hà, phường Vĩnh Ninh, Tp. Huế khá lo lắng khi thấy nguồn nước sông Hương vốn trong xanh giờ lại đổi màu nâu đỏ.

“Nguồn nước hiện nay khiến nhiều người không dám ra sông bơi lội, việc thăm thú, đi dạo dọc sông Hương vì thế cũng ảnh hưởng. Không biết việc đổi màu của sông Hương có khiến nguồn nước cấp cho người dân bị ảnh hưởng?” chị Hà phân vân.

Số liệu từ Phòng Quản lý Chất lượng nước, HueWACO cho thấy, độ đục nước sông Hương đang giao động ở mức 150 NTU (đơn vị đo độ đục khuếch tán), cao hơn 20 lần so với thời điểm bình thường, hàm lượng chất hữu cơ trong nước cũng cao hơn 20 lần, sắt tăng 2 lần và manngan tăng 3 lần so với ngày thường.

Tại sông Ô Lâu của Nhà máy nước Phong Thu, độ đục trong nước nguồn cũng đang cao hơn 30 lần, hàm lượng chất hữu cơ tăng 10 lần, sắt, mangan tăng từ 4 đến 7 lần so với trung bình các ngày thường.

Theo lý giải từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, nguồn nước chuyển màu chủ yếu do ảnh hưởng đợt mưa lớn của cơn bão số 5. Mưa lớn tác động đến lớp đất đá, làm rửa trôi lớp đất mặt khu vực thượng nguồn gây đục nước sông Hương.

Đảm bảo chất lượng nguồn nước cho khách hàng

Độ đục và chất lượng nước đầu vào không đảm bảo, vì thế, đội ngũ kỹ thuật HueWACO phải liên tục lấy mẫu nước kiểm tra chất lượng nước để có các giải pháp xử lý nước phù hợp.

“Nếu như ngày thường, Phòng Quản lý chất lượng nước sẽ lấy mẫu nước các nhà máy để kiểm tra theo tần suất 1 tuần/lần (QCVN 01:2009/BYT). Chất lượng nước nguồn và nước sau xử lý được kiểm tra 2 tiếng/lần, báo cáo chất lượng nước theo từng ngày. Việc tăng tần suất kiểm tra nước tăng lên 2 tiếng/lần sẽ kịp thời phát hiện những bất thường hay mối nguy tiềm ẩn đề xuất phương án xử lý kịp thời”, ông Mai Xuân Tấn, Phòng Quản lý Chất lượng nước thông tin.

Tại các nhà máy, công ty cũng tăng cường xử lý than hoạt tính bột để khử màu, mùi và PAC để keo tụ, kiểm tra kỹ các chỉ số an toàn, chỉ tiêu của nước như: màu sắc, pH, độ đục, độ kiềm, tổng chất rắn hòa tan… để đảm bảo an toàn khi cấp nước đến người dân.Trong tình hình hiện nay, các nhà máy và toàn mạng vẫn duy trì lượng clo dư từ 0,2 đến 0,5mg/l, ngăn chặn các nguy cơ nước bị nhiễm các vi sinh vật đảm bảo chất lượng nguồn nước cung cấp đến khách hàng.

 Công nghệ lắng lọc thông minh fiusp giảm độ đục trong nước xuống dưới 0,02 NTU

Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, từ năm 2017 đến nay, công ty đã nghiên cứu ứng dụng thành công nhiều đề tài duy trì cấp nước an toàn, nhất là trong mưa lũ. Sáng kiến bể lắng lọc thông minh, chất luợng cao, thân thiện với môi trường là một sáng tạo về công nghệ xử lý nước, xử lý hiệu quả các nguồn nước có độ đục cao và đã áp dụng thành công tại nhà máy Quảng Tế 2, Tứ Hạ, Phong Thu.

Công nghệ này giảm được lượng hóa chất sử dụng, độ đục sau lắng xuống dưới 0,5 NTU và độ đục sau lọc xuống dưới 0,02 NTU (thấp hơn 100 lần so với Quy chuẩn của Bộ Y tế). Cùng với đề tài nghiên cứu xử lý giảm thiểu sắt và mangan trong sản xuất nước sạch giúp giảm lượng sắt trong nước xuống dưới 0,01 mg/l (thấp hơn 30 lần) và Mn xuống dưới 0,001mg/1 (thấp hơn 300 lần) so với tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế từ đó giảm hiện tượng nước đục trên mạng do sự cố đóng cặn sắt và mangan trên đường ống.

Ngoài ra, công trình nghiên cứu “Bể lọc tiếp xúc than hoạt tính sinh học” (được thí nghiệm từ năm 2013 đến năm 2018) để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước cũng được ứng dụng ở hầu hết các nhà máy. Với công nghệ này kết hợp với “Bể lắng lọc thông minh, chất lượng cao, thân miện với môi trường” tạo nên một quy trình công nghệ xử lý nước hoàn hảo đảm bảo chất lượng nước cấp trong mùa mưa bão.

Lãnh đạo HueWACO khẳng định, dù chất lượng nước đầu nguồn suy giảm sau cơn bão số 5 song chất lượng nước toàn mạng vẫn duy trì dưới 0,02NTU thấp hơn 100 lần so với TCVN. Lượng sắt, mangan và chất hữu cơ trong nước cũng duy trì mức rất thấp nên chất lượng nước cung cấp cho người dân vẫn đảm bảo an toàn.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Nhà máy Xử lý nước sạch Vạn Niên: “Trái tim” của hệ thống cấp nước tỉnh

Sở hữu công nghệ hiện đại cùng nguồn nhân lực chất lượng cao, Dự án Nhà máy xử lý nước sạch (NMXLNS) Vạn Niên công suất 120.000m3/ngày đêm (giai đoạn 1: 60.000m3/ngày đêm), sau khi hoàn thành được ví như “trái tim” của hệ thống cấp nước tỉnh. Dự án góp phần hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng cấp nước, đảm bảo cấp nước an toàn (CNAT) cho người dân trước những mối nguy ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Nhà máy Xử lý nước sạch Vạn Niên “Trái tim” của hệ thống cấp nước tỉnh
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân

TIN MỚI

Return to top