ClockThứ Ba, 19/05/2020 09:57

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phòng, chống tham nhũng

TTH - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức, dự báo và có những quan điểm sâu sắc, hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh-biểu tượng của chủ nghĩa chống thực dân

Những cảnh báo và chỉ đạo quyết liệt của Bác

Năm 1927, trong cuốn “Đường kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc đề ra “Tư cách một người cách mạng”, đó là: “Phải cần, kiệm, nói thì phải làm, phải biết hy sinh, ít lòng ham muốn về vật chất”. Như vậy, để thấy rằng dự báo về tham nhũng của cán bộ trong bộ máy công quyền đã được Bác dự báo từ khi Đảng chưa thành lập.

Sau khi Cách mạng tháng Tám giành được chính quyền cho đến những năm tháng cuối cuộc đời, Người là tấm gương sáng về liêm khiết và luôn quan tâm đến giáo dục cán bộ, đảng viên trong bộ máy công vụ. Người xác định, phẩm chất cần thiết về tư cách, đạo đức người cán bộ là chống các bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Có thể nói, Bác là người lãnh đạo đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ đưa ra cảnh báo và chỉ đạo quyết liệt chống nạn tham nhũng, lãng phí.

Theo quan điểm của Bác, khi đánh giá, xem xét cán bộ phải lấy chữ “liêm” làm tiêu chí hàng đầu. Trong tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính” dưới bút danh Lê Quyết Thắng, đăng Báo Cứu Quốc tháng 5/1949, Bác đã chỉ ra những khái niệm, đặc điểm và đức tính liêm chính của cán bộ. Bác nêu khái niệm ngắn gọn, chỉ rõ: “Liêm là trong sạch, không tham lam”. Người “bất liêm” là “tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên. Người cán bộ cậy quyền thế đục khoét dân, ăn của đút hoặc trộm của công làm của tư”. Bác gọi đó là người không trong sạch, không thanh liêm, biển thủ công quỹ mà hiện nay chúng ta gọi là tham nhũng.

Tham ô là biểu hiện của tha hóa quyền lực, biến chất của cán bộ có chức, có quyền trong bộ máy chính quyền, trong các tổ chức cách mạng. Người xác định đó là “kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm, mang súng, mà nó nằm trong tổ chức của ta, làm hỏng mọi việc của ta”. Đồng thời, Bác cũng xác định đó là hành vi xấu xa, tội lỗi, nguy hiểm nhất trong xã hội và xếp người mắc căn bệnh này ngang với tội phản quốc. Vì vậy, Bác xác định chống ngoại xâm mà không chống được “giặc nội xâm” là chưa hoàn thành nhiệm vụ của Nhà nước giao.

Quan điểm chống tham nhũng của Người là các biện pháp về tư tưởng; lấy giáo dục, thuyết phục; lấy phòng ngừa là cơ bản, nhưng phải xử lý nghiêm khắc theo pháp luật các hành vi tham ô, tuyệt đối không nể nang với người có chức vụ, địa vị. Người nhấn mạnh: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”.

Tiếp tục cuộc chiến phòng, chống tham nhũng

Khi chúng ta bắt tay vào đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành phần thì bắt đầu xuất hiện những mặt trái, mặt tiêu cực, trong đó tham nhũng trở thành một căn bệnh nhức nhối.

Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết thể hiện quyết tâm phòng, chống, đẩy lùi tham nhũng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII nêu rõ: “Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm trong cơ quan nhà nước và trong đội ngũ cán bộ, công chức”.

Các Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) và nhiều quy định khác đã từng bước siết chặt công tác cán bộ; chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; tự diễn biến, tự chuyển hóa. Trong đó, chống tham nhũng được thực hiện quyết liệt, được cán bộ, Nhân dân quan tâm, theo dõi, ủng hộ.

Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 “Về xử lý kỷ luật đảng viên sai phạm” đã chỉ rõ những hành vi, mức kỷ luật cụ thể. Căn cứ vào đó để xử lý một cách nghiêm minh, không có ngoại lệ, không có vùng cấm, bất kể đương chức hay đã nghỉ hưu. Không chỉ đảng viên ở cơ sở mà có nhiều cán bộ cấp cao, trong đó có Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, sĩ quan cấp tướng trong lực lượng công an, quân đội bị xử lý kỷ luật. Số đảng viên, cán bộ lãnh đạo cấp cao bị kỷ luật phần lớn là vi phạm đạo đức, liên quan các vụ án tham nhũng, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có nhiều người bị khởi tố hình sự, xử lý với những mức án hết sức nghiêm khắc, thu hồi một lượng lớn tiền bạc, vật chất từ tham nhũng. Đó là sự nghiêm minh cần thiết của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh

Sáng 21/3, tại Nhà khách Quốc hội (Hà Nội) diễn ra hội thảo “Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT của ba địa phương tổ chức.

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh
Điển hình về học và làm theo Bác

Chi hội Nông dân (HND) tổ dân phố (TDP) Thạch Bình, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền là một trong những điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các hội viên trong Chi HND TDP Thạch Bình đã từng bước khẳng định mình; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Điển hình về học và làm theo Bác
Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến năm Giáp Thìn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đi xa” vừa tròn 55 năm (1969 - 2024). Ở Thừa Thiên Huế, người có vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất có lẽ là anh hùng Kan Lịch. Trong lần gặp cuối cùng vào năm 1969, Bác Hồ căn dặn: “Trở thành anh hùng đã khó, nhưng giữ được các phẩm chất, đạo đức của anh hùng suốt đời càng khó hơn. Phải học tập và rèn luyện suốt đời”.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Return to top