ClockThứ Bảy, 14/07/2012 14:37

Văn hóa của người làm văn hóa

TTH - Những năm gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng tập trung vào những lời hay, ý đẹp có liên quan đến văn hóa. Thôi thì đủ thứ, đủ lĩnh vực: văn hóa giao thông, văn hóa tiêu dùng, văn hóa ẩm thực, văn hóa công sở, văn hóa biển… và nhiều lĩnh vực khác.

Chuẩn và lệch chuẩn; chuẩn là thế nào? và lệch chuẩn là thế nào? Thực chất là chúng ta chưa nhất quán trong quy định về chuẩn trong lĩnh vực trang phục của người mẫu thời trang khi biểu diễn trước công chúng. Một số người mẫu thời trang, ca sĩ ăn mặc hở hang, phản cảm gây ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, thị hiếu của công chúng. Người ta đã nhận ra: Ca sĩ TM, NQ, DNY, NT, họ cũng sẵn sàng cởi áo, khoe thân, khiến nhiều người ví von “Showbiz Việt như một câu lạc bộ thoát y”. Tình trạng mặc hở hang, hát nhép, đàn nhép có xu hướng tăng nhanh.

Vì sao có hiện tượng trên? Theo tôi có 3 nguyên nhân, trước hết là do quản lý văn hóa lỏng lẻo, thiếu các văn bản có tính qui phạm pháp luật tạo ra rào cản để điều chỉnh các hành vi sai trái của một bộ phận ca sĩ, người mẫu thời trang. Nguyên nhân khác là do ca sĩ không nổi danh chỉ có ăn mặc phản cảm, hở hang nội y, và điều thật là kỳ lạ, ca sĩ càng bị phê phán, thậm chí những người này lại được một bộ phận công chúng tung hô. Nguyên nhân nữa là sự lai căng của ca sĩ, người mẫu khi tiếp thu văn hóa của nước ngoài vào Việt Nam mà không được chọn lọc, định hướng rõ ràng.
 
Cách đây mấy hôm trên truyền hình có đưa hình ảnh một cụm dân cư ở vùng cao làm chúng ta không khỏi ngạc nhiên là các cháu thiếu nhi có tên rất lạ. Thì ra, họ đặt tên con mình bằng tên của các nghệ sĩ Hàn Quốc nổi tiếng. Thế mới hiểu sự thẩm thấu của văn hóa mạnh mẽ biết nhường nào!
 
Chúng ta phải làm gì để văn hóa Việt thực sự là nền tảng của sự phát triển, có sức đề kháng cao với những tiêu cực ngoài xã hội phát triển tự do tùy tiện làm ô nhiễm văn hóa Việt. Có nhiều việc phải làm, nhưng theo tôi quan trọng nhất là các cấp, các ngành, các địa phương cùng với ngành văn hóa thể thao và du lịch phải ra tay, với thái độ kiên quyết và xử lý nghiêm đối với những đơn vị, cá nhân buông lỏng, bao che cho những hành vi coi thường pháp luật.
 
Văn hóa của những người làm văn hóa là phải tôn vinh đối với đơn vị làm tốt, những người tốt, đồng thời phải ngăn chặn và đẩy lùi những tiêu cực trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Xét về mặt tương quan giữa người mẫu thời trang, ca sĩ dởm thì lực lượng ca sĩ, thời trang, lực lượng công chúng trí tuệ đông hơn, mạnh hơn rất nhiều; nhưng “con sâu làm rầu nồi canh”, phải được ngăn chặn và đẩy lùi trong lĩnh vực văn hóa.
 
Lê Viết Xê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top