ClockThứ Hai, 26/07/2010 17:52

Để biết chắc chắn rằng không phải là đàn ông

TTH - Đọc Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan (NXB Văn nghệ - TP Hồ Chí Minh, 2008)

Giữa rất nhiều sách văn học, giữa quá nhiều lời lăng xê, chọn một cuốn của một nhà văn nữ, tôi đã chọn Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan.

Đọc một mạch. Không hẳn vì hấp dẫn, không hẳn vì ly kỳ éo le. Mà chỉ đơn giản vì đó là số phận của những người đàn bà. Đích thực đàn bà. Nên, nhạy cảm là họ, cô độc là họ, khoan dung là họ, tin yêu mãnh liệt là họ, yếu mềm là họ, mà thứ tha nhân hậu cũng là họ. Chỉ những người đàn bà đích thực họ mới đủ sức sống trọn vẹn trong suốt chiều dài của tác phẩm mà nhà văn đã hoài thai suốt 15 năm mới cho ra đời mà vẫn còn quắt quay lo chưa trọn vẹn ấy.

Tiểu thuyết đàn bà không có nhiều đất cho đàn ông. Hiển nhiên xâu chuỗi tác phẩm toàn những nhân vật đàn bà. Nhà văn Liên Thoa, Liễu, chị Đen, Không Bé… Đó là những nhân vật không bình yên. Ngay cả những người đàn bà xưa tổ dù hiện lên vài ba nét mơ hồ cũng mang dáng dấp giông bão. Đó là hành trình đi tìm chính mình của những con người đơn độc. Một Liên Thoa cứng cỏi nhưng cực kỳ yếu đuối khi đối diện với mình trong những giấc mơ. Là Không Bé không khóc nhưng luôn tự chậm nước mắt một mình. Là Liễu dịu dàng chịu đựng và đầy khoan dung tha thứ… Tất cả làm nên một bức tranh đầy những nỗi lo âu.
 
Với bút pháp mới mẻ, tác giả vừa sử dụng phép đồng hiện vừa mang tính chất tự sự khiến câu chuyện cứ mơ hồ bởi sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại. Giọng điệu có nhiều thay đổi qua những trích đoạn khác nhau nhưng lại có sự tiếp nối giữa hành động của các nhân vật khiến mạch chuyện vừa sinh động lại vừa tạo ra kết cấu chặt chẽ. Ngôn ngữ vừa rủ rỉ vừa dẫn dắt nên đôi khi người đọc có cảm giác đang bước chung với đời sống của nhân vật. Có lẽ vì vậy đã tạo nên sự thuyết phục cho độc giả .
 
Chiều dài trong Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan  không tính bằng đời người mà tính bằng những day dứt trăn trở. Nhưng bởi các nhân vật - họ là đàn bà, nhà văn – người viết là đàn bà, người đọc này cũng là đàn bà, nên khi gặp cái kết rằng tất cả đã tìm ra được con đường mình đi, con đường mình về, như một kết hậu hiển nhiên, là thấy thở phào nhẹ nhõm.
 
Sóc Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô

Chiều 28/3 tại Trường đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc
Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện nhiều chương trình nhằm đưa giá trị của Quần thể di tích Huế đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau.

Đưa di sản đến gần hơn với công chúng
Return to top