ClockThứ Tư, 16/12/2015 17:53

Đưa mỹ thuật Huế phát triển toàn diện

TTH - Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm; đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, khai thác và phát huy các thiết chế mỹ thuật để phục vụ nhân dân và du khách là quan điểm của đề án phát triển mỹ thuật Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh phê duyệt.

Đề án hướng mục tiêu phát triển mỹ thuật theo định hướng ưu tiên đầu tư bồi dưỡng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo mỹ thuật của tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện để các họa sĩ, nhà điêu khắc sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

Một số công trình được ưu tiên đầu tư theo đề án, như: Biểu tượng phụ nữ Huế gắn với tượng đài 11 cô gái Sông Hương; hoàn thành dự án xây dựng phù điêu bệ tượng Phan Bội Châu; công trình biểu tượng Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới; khảo sát, đánh giá, điều chỉnh, bố trí vườn tượng 2 bờ sông Hương...
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai trương Phố đi bộ Hai Bà Trưng

Ngay sau lễ khai trương là “Lễ hội Chào hè Huế 2023” với chương trình Carnival Sắc màu du lịch trên tuyến phố đi bộ. Đây là hoạt động khởi đầu cho chuỗi lễ hội, sự kiện của ngành du lịch trong năm 2023 và hưởng ứng Festival Huế 2023.

Khai trương Phố đi bộ Hai Bà Trưng
Sâu lắng tiếng lòng người nữ

“Khi mỗi gương mặt là một bông hồng...” Không hiểu sao hôm nay khi nhìn những nghệ sĩ biểu diễn ca Huế với chủ đề “Tiếng lòng người nữ” tại thính phòng Ca Huế 25 Lê Lợi, trong tôi lại gợi lên câu hát ấy.

Sâu lắng tiếng lòng người nữ
“Gặp lại” nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Với triển lãm ảnh “Trịnh Công Sơn - Lần đầu gặp lại”, những người yêu mến cố nhạc sĩ tài hoa được gặp lại ông trong những khoảnh khắc đời thường, giản dị.

“Gặp lại” nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Luận đàm về giá trị của thơ thiền Việt Nam

Những giá trị tinh thần, trí tuệ, tâm hồn hàng ngàn năm của người Việt đã được cô đọng vô cùng sâu sắc qua các bài thơ thiền của các vị thiền sư, chân tu, đạo hạnh và thể hiện đậm nét nhất qua các thời Lý - Trần, Lê - Nguyễn.

Luận đàm về giá trị của thơ thiền Việt Nam
Return to top