ClockThứ Tư, 02/03/2011 18:30

Giêng xanh - Món quà Xuân của những người con xa xứ...

TTH - Trước thềm xuân mới Tân Mão - 2011, sáu người con xứ Huế đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh là Cao Quảng Văn, Hồ Đắc Thiếu Anh, Trần Hữu Lục, Tôn Nữ Hỷ Khương, Tôn Nữ Thu Thủy và Trương Nam Hương đã cùng nhau cho ra mắt tập thơ Giêng xanh (NXB Thanh Niên - 2011). Mỗi tác giả 9 bài, tổng cộng 54 bài cả thảy. Giêng xanh như một món quà của những người con xa xứ mừng đón chúa Xuân một lần nữa lại về.

Tập thơ khổ 18,5x18,5 cm, xinh xinh, vuông vắn. Và dù mỏng thôi, nhưng Giêng xanh lại thật “nặng”. “Nặng” bởi những trở trăn, chiêm nghiệm về nhân tình thế thái. Và “nặng” bởi tình quê đau đáu mà những người con xa luôn mãi hướng về nơi ấy xứ Hương Bình…

Thừa Thiên Huế Cuối tuần trân trọng giới thiệu một vài tác phẩm trong Giêng xanh
Diên Thống (giới thiệu)
 
Khúc Xuân
Đã qua đi giá rét
Qua từng lớp sương mù
Em cầm ngọn lá biếc
Thương một mùa long lanh.
Sông vừa qua khúc quanh
Lại cất lời hát trẻ
Mang giấc mơ bầu trời
Sông xanh hay là Huế?
Từng góc phố vườn hoa
Vượt qua mùa bão lũ
Cùng núi và dòng sông
Lòng vững bền bày tỏ.
Dõi tìm người tượng đá
Gặp lại người hôm nay
Đôi mắt từ thuở nọ
Nhìn ra sớm mai này.
 
Em về từng bước nhỏ
Bên đất trời lớn lao
Những con đường xanh, gió
Gọi tháng Giêng dạt dào.
                                                                                      Tôn Nữ Thu Thủy
 
Huế sớm em về
                                (Tặng Huế của tuổi hoa niên)
Tịch mịch Huế
Những con đường không nói
Mà tơ trời lưu luyến mãi trăng sao
Gió lặng nhớ qua vườn xanh cổ tích
Nắng liêu xiêu
Tà lụa áo hôm nào
 
Tịch mịch Huế
Những con đường im bóng
Thương ai hoài
Năm tháng nhớ long lanh
Gởi hết theo sông
Nỗi lòng trăm suối
Chờ Xuân reo
Phượng ủ nắng tim hồng
 
Một sớm em về
Dòng Hương thấp thoáng
Nắng mai cười
Thơ nhạc hóa mênh mông…
                                                                         Cao Quảng văn
 
 
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Return to top