ClockThứ Sáu, 20/12/2024 14:53

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

TTH.VN - Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế sốTập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

 Các đại biểu trao đổi tại buổi tọa đàm

Đó là những vấn đề được đặt ra tại buổi tọa đàm “Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương” do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức sáng 20/12 tại TP. Huế. Tọa đàm với rất nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ của đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Nghị quyết 54/NQ-TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong phần mục tiêu xác định, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 30/11/2024, đã thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, là thành phố thứ 6 trực thuộc Trung ương.

 Du khách tìm hiểu Cửu Đỉnh bên trong Hoàng cung Huế

TS. Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế khi bàn về hướng phát triển của đô thị Huế trong tương lai đã cho rằng, Huế cần được ứng xử bằng những nguyên tắc và quy chế riêng, điều này hoàn toàn phù hợp với các quy định. “Việc xác lập cho Huế có những cơ chế đặc thù riêng là vấn đề vô cùng cần thiết, điều đó đảm bảo cho đô thị di sản với một hệ thống các giá trị được giữ gìn và phát huy càng tốt hơn, đồng thời chính với cơ chế này sẽ tạo tiền đề cho một chiến lược phát triển kinh tế tương xứng với vị thế của thành phố trực thuộc trung ương”, ông Dũng nói.

Còn theo PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh (Trường đại học Khoa học, Đại học Huế), Huế hội đủ các tiêu chí của một “đô thị di sản”, có chỉnh thể phong phú di sản vật thể và phi vật thể, các di sản đó được tiếp nối qua các thời kỳ lịch sử và có giá trị độc đáo/ đặc sắc. Có được danh hiệu đó là niềm tự hào cho Huế nói riêng và cả nước nói chung. Trách nhiệm của người dân và chính quyền các cấp của Huế lại càng rất nặng nề khi thay mặt cả nước quản lý, bảo tồn và phát huy di sản của ông cha.

“Trách nhiệm đó đang đứng trước những cơ hội và thách thức nhất định mà mỗi một chúng ta phải nhận thức sâu sắc để góp được những việc làm hữu ích cho việc quản lý, giữ gìn và phát huy thế mạnh của “đô thị di sản Huế”, ông Mạnh chia sẻ.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top