ClockThứ Bảy, 29/08/2015 16:24

Triển lãm tư liệu về Tiến sĩ Việt Nam thời phong kiến

TTH.VN - Diễn ra đến hết ngày 31/10, đây là một trong những điểm nhấn nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và hưởng ứng các hoạt động của “Tuần lễ Vàng Du lịch tại khu di sản Huế”, đợt 3 - 2015

“Một số tư liệu về Tiến sĩ Việt Nam dưới các triều đại phong kiến” là tên của triển lãm được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) phối hợp khai mạc sáng 29/8 tại Đại Nội.


Giới thiệu với các đại biểu về những sắc phong Tiến sĩ

Tại triển lãm này, du khách có thể tiếp cận, tham quan  khoảng 50 hình ảnh tư liệu về bằng Tiến sĩ, sắc phong quan chức cho các Tiến sĩ, các Nho sinh đỗ Tam trường, Tứ trường, sắc phong tước hiệu cho gia đình các Tiến sĩ và một số tài liệu khác liên quan đến Tiến sĩ và các dòng họ khoa bảng ở Việt Nam. Những bản sắc phong này có ý nghĩa chân xác rất lớn vì được xác nhận bởi ấn triện của nhà vua.

Theo TS. Phan Thanh Hải, triển lãm này không chỉ giới thiệu đến đông đảo công chúng một cách nhìn trân trọng đối với vấn đề khoa cử, học vấn dưới thời quân chủ mà còn góp phần cổ vũ giới trẻ, khuyến khích các em tiếp tục truyền thống hiếu học của cha ông, phấn đấu để thành người, thành tài.

Với 183 khoa thi đại khoa từ khoa thi đầu tiên năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tuyển chọn được 2897 vị tiến sĩ Nho học.

Một trong những dòng họ Trần ở Hải Dương, với 3 vị Tiến sỹ - 3 thế hệ trong một gia đình, gồm: Trần Thọ, Trần Cảnh và Trần Tiến.

Theo thư tịch, Trần Thọ, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670), làm quan đến Tham tụng, Hình bộ thượng thư, tước Phương Trì hầu. Năm 1718, con trai của ông là Trần Cảnh, đỗ Tiến sĩ và làm quan suốt 40 năm (1718 - 1758). Đến năm 1748, con trai của Trần Cảnh là Trần Tiến, lại đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn, làm quan đến Phó Đô Ngự sử, sau thăng Lễ bộ Thượng thư, tước Sách Huân bá, một nhà viết ký lớn ở thời Lê.

 

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cổ tích phượng

Hắn ít nói, hay cười nửa miệng. Bây giờ, tôi đã không thấy xấu hổ nữa mà hãnh diện thổ lộ luôn, thực ra tôi đã âm thầm để ý hắn hồi còn học lớp 9 cơ. Dáng người cao ráo, rất hợp với chiếc mũ lưỡi trai bẻ cong vành. Gương mặt lạnh lùng cuốn hút. Nói rung động đầu đời không biết có đúng không, nhưng chính xác là hồi đó, lúc nào hắn cũng có thể làm trống ngực tôi nao nao.

Cổ tích phượng
Để có một quán sách báo bên bờ sông Hương

Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy ở bờ bắc sông Hương có nhà sách Phú Xuân hoành tráng, nhưng con đường này ít du khách và người muốn mua sách rất ngại phải vào gửi xe cộ; hơn nữa, không ít cuốn sách có giá trị nếu tác giả muốn đem sách đến ký gửi tại nhà sách Phú Xuân, thủ tục khá lôi thôi...

Để có một quán sách báo bên bờ sông Hương
60 năm “ngọn lửa từ bi”

Phong trào Phật giáo năm 1963 không đơn thuần chỉ là bảo vệ đạo pháp mà là phong trào đấu tranh bảo vệ nền tự do dân chủ và bình đẳng, yêu chuộng hòa bình và công lý. Phong trào thể hiện tinh thần từ bi, vô ngã, vị tha, lấy tình thương xóa bỏ hận thù.

60 năm “ngọn lửa từ bi”
Điện ảnh châu Âu hội ngộ trên đất Huế

Cùng với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, Liên hoan phim châu Âu tại Việt Nam (EUFF) lần thứ 22 sẽ đem đến Huế những tác phẩm điện ảnh châu Âu đương đại. Đó đều là những bộ phim đã đoạt giải hoặc đề cử ở những hạng mục khác nhau của nhiều giải thưởng điện ảnh quốc tế.

Điện ảnh châu Âu hội ngộ trên đất Huế
Có thật hoa sen có cành để… treo áo?!!

Đến tuổi U60, thú thật, lần đầu tiên tôi mới thấy giống hoa lạ lùng như thế, hoa thì y hệt hoa sen, nhưng cành lá thì hoàn toàn không phải...

Có thật hoa sen có cành để… treo áo

TIN MỚI

Return to top