ClockThứ Hai, 22/11/2021 08:00

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

TTH - Tại Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất diễn ra ở Hà Nội, ngày 24/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu một luận điểm quan trọng: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ và đánh giá cao vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng. Người cũng mở đường cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, chăm lo phát triển đạo đức, xây dựng con người. Hôm nay tinh thần đó vẫn được kế thừa và phát triển.

Cuộc cách mạng làm thức tỉnh triệu triệu người bị áp bức, bóc lộtCon đường của ý chí và khát vọngCần xóa bỏ căn bệnh quan liêuChủ tịch nước đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thủ đô La Habana

Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: T.l

Nhằm mục đích xây dựng con người

Tại Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất diễn ra ở Thủ đô Hà Nội, ngày 24/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu một luận điểm quan trọng: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, nhấn mạnh vai trò định hướng, dẫn dắt của văn hóa đối với sự phát triển của cách mạng và của cả dân tộc. Phải làm cho văn hóa xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình yêu thương con người; yêu cái chân, cái thiện, cái mỹ; yêu tính trung thực, chân thành, thủy chung, ghét những thói hư tật xấu, những sa đọa biến chất... Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc phát triển văn hóa và xây dựng con người có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Phát triển văn hóa nhằm mục đích xây dựng con người, tạo điều kiện để con người ngày càng phát triển hoàn thiện. Xây dựng con người mới, có đủ tài, đủ đức là một nội dung quan trọng của phát triển văn hóa. Văn hóa là một mục tiêu trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng. “Đạo đức là gốc của người cách mạng”, từ năm 1927, trong tác phẩm Đường kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã đặt Tư cách người cách mệnh ở trang đầu tiên. Trên mỗi chặng đường cách mạng, Người đều nhấn mạnh đến việc rèn luyện đạo đức cách mạng chăm lo bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Mở đường xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam

Trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam (tháng 2/1951), khi xác định đường lối phát triển cho nền văn hóa mới Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đồng thời, phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên nhiệm vụ: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại. Do đó, Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”. Đây cũng là xu hướng tất yếu của các nền văn hóa. Điều này phù hợp với quy luật phát triển của văn hóa luôn có sự giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau. Những luận điểm của Người về vai trò của tri thức và của trí thức, về việc nâng cao trình độ văn hóa và tri thức khoa học kỹ thuật cho Nhân dân... đã vượt trước lịch sử. Cho đến nay, chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị của nó khi thế giới đang trở thành một môi trường cộng sinh về kinh tế và văn hóa, khi sự phát triển của một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia không tách rời sự phát triển của các cộng đồng khác, của các quốc gia khác và sự phát triển của toàn thế giới.

Kế thừa và phát triển 

Trên tinh thần kế thừa luận điểm của Hồ Chí Minh: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, phát triển đường lối văn hóa của Đảng, Nghị quyết  Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã đặt đúng vị trí, vai trò của văn hóa trong những nhân tố của phát triển, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới  của Việt Nam. Nghị quyết này mang tầm của một Cương lĩnh văn hóa trong thời kỳ Đổi mới của Đảng. Nghị quyết đã đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng tích cực và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam.

Cũng trên cơ sở kế thừa tinh thần và những thành tựu đó, một trong những điểm nhấn quan trọng của Đại hội XIII của Đảng là đã xác định những quan điểm, chủ trương mới, sâu sắc và toàn diện, đột phá về phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực, trong đó: Xác định ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục đào tạo; đẩy mạnh và thúc đẩy, đa dạng hóa các loại hình và hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, sức mạnh nền văn hóa Việt Nam... Đây là định hướng quan trọng để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

TS. Ngô Vương Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

TIN MỚI

Return to top