ClockThứ Năm, 26/08/2010 14:54

“Văn hóa Việt Nam là “nước” – Không có nước chúng ta sẽ khát!”

TTH - Tại cà phê sách Phương Nam, GS-TS Trần Văn Khê đã có buổi giao lưu cùng độc giả xứ Huế. Dịp này, Trung tâm văn hóa Phương Nam giới thiệu những ấn phẩm liên quan đến GS-TS Trần Văn Khê gồm: Tuyển tập hồi ký Trần Văn Khê (2 tập); tự truyện Những câu chuyện từ trái tim và DVD phim tài liệu Trần Văn Khê - Người truyền lửa (kịch bản: Nguyễn Thị Minh Ngọc; đạo diễn: Phạm Hoàng Nam). Phóng viên Báo Thừa Thiên Huế đã trò chuyện cùng ông.
GS-TS Trần Văn Khê

Gần cả cuộc đời, ông dành cho việc nghiên cứu, giữ gìn và lưu truyền vốn di sản văn hóa - âm nhạc truyền thống Việt Nam. Xin ông cho biết, điều gì đã “nuôi dưỡng” niềm đam mê ấy?

Không phải ngẫu nhiên mà tôi yêu âm nhạc, tôi chào đời trong một gia đình 4 đời nhạc sĩ. Cụ cố tôi là Trần Quang Thọ trước kia là nhạc công Triều đình Huế. Ông nội tôi là Trần Quang Diệm, biết đàn kìm, đàn tranh nhưng chuyên đàn tỳ bà theo phong cách Thần kinh. Cha tôi là Trần Quang Triều, mà giới tài tử trong Nam thường gọi là ông Bảy Triều biết đờn nhiều cây, mà đặc biệt nhứt là đờn độc huyền (đàn bầu), đờn kìm (đàn nguyệt). Tôi sinh ra, trong máu đã có âm nhạc, 6 tuổi tôi biết đờn kìm (đàn nguyệt), 8 tuổi biết đờn cò, 12 tuổi biết đờn tranh và 14 tuổi đánh trống nhạc.
 
Có một thời gian, giáo sư tham gia điều khiển giàn nhạc Tây ở Đại học Hà Nội. Tại sao sau này ông lại chọn âm nhạc truyền thống làm đối tượng nghiên cứu?
 
Trong thời gian học tại Trường trung học Trương Vĩnh Ký, tôi cùng Lưu Hữu Phước, Võ Văn Quan lập dàn nhạc của trường và dàn nhạc của học sinh trong Câu lạc bộ học sinh mang tên là Scola Club của Hội SAMIPIC. Tôi chỉ huy hai dàn nhạc đó, vừa phối khí dàn nhạc dân tộc có chen đàn Tây như mandoline, guitar, vừa diễn trong khuôn khổ dàn nhạc Scola Club. Sau này, tôi ra Hà Nội học, và tham gia điều khiển giàn nhạc Tây ở Đại học Hà Nội. Thời gian ấy, tôi cảm thấy rất tự hào với công việc của mình và luôn xem nhạc phương Tây chính là khoa học.
 
Hè năm 1951, tôi tốt nghiệp Trường Chính trị, khoa Giao dịch quốc tế. Nhờ đậu hạng 5, nên được tuyển vào ngạch Thư ký Quốc tế cho Liên Hiệp Quốc, năm ấy họp đại hội tại Paris. Trong khi chờ đợi nhậm chức vào mùa thu 1951, thì tôi bị bệnh phải đưa vào nhà thương Cochin giải phẫu gấp. Trong suốt ba năm trị bệnh. tôi đã suy ngẫm và giật mình khi nhìn lại những gì mình đã làm và những gì chưa làm. Tôi bỗng hiểu rằng, đi vào âm nhạc phương Tây là sai lầm. Từ đây, tôi quyết định nghiên cứu về dòng nhạc lịch sử Việt Nam. Năm 1951, trong lúc bị bệnh, tôi bắt tay vào soạn luận án tiến sĩ “Âm nhạc truyền thống Việt Nam” ở đại học Sorbonne. Đến năm 1958, tôi đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ âm nhạc ở Sorbonne. Nhạc Việt Nam từ đây được tôi phổ biến ở nhiều nơi. Đi đến đâu tôi cũng hãnh diện nói về dòng nhạc dân tộc mình. 
 
Có thể nói, giáo sư là một trong những người đi đầu trong việc bảo tồn di sản nhạc Cung đình, đặc biệt là Nhã nhạc Huế. Xin giáo sư cho biết làm thế nào để bảo tồn Nhã nhạc Cung đình Huế trong thời đại hội nhập?
 
Tôi muốn nói với các bạn rằng, nhạc Cung đình là một bộ môn âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam, đặc biệt Nhã nhạc Huế đã có giá trị rất cao về phương diện lich sử lẫn nghệ thuật. Tuy được sử dụng ở chốn cung đình, nhưng việc sáng tạo và biểu diễn hầu hết đều do những nhạc sĩ, nghệ sĩ xuất thân từ dân gian, nhờ có tay nghề cao mà được sung vào cung để phục vụ cho triều đình. Đây là bộ môn âm nhạc vô cùng tinh vi mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa nhận thức được đầy đủ giá trị của nó.
 
Tự truyện "Những câu chuyện từ trái tim" của GS-TS Trần Văn Khê
Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, nhạc Cung đình là một bộ môn duy nhất được ghi vào sử sách từ xa xưa, trải qua bao thăng trầm của các triều đại, bao biến thiên của thời cuộc mà vẫn còn lưu lại được một di sản đáng kể có thể sử dụng để nghiên cứu về nhiều mặt: nhạc khí đa dạng, sắp xếp dàn nhạc tinh vi, nhạc ngữ độc đáo, bài bản dồi dào và quan điểm thẩm mỹ sâu sắc.
 
Nhiệm vụ của chúng ta là một khi được thừa hưởng gia tài của ngàn xưa thì trước hết giữ gìn nguyên vẹn di sản văn hóa đó. Nếu có những cải biên đổi mới, phải thận trọng, vì nếu không hiểu thấu nhạc thời xưa mà đưa vào những yếu tố mới không phù hợp, có thể làm biến chất nhạc Cung đình. Nếu phỏng theo tinh thần của nhạc Cung đình mà tạo dàn nhạc đặt bản mới thì không thể sử dụng những tên truyền thống như Đại nhạc hay Nhã nhạc phải đặt tên mới để khỏi lầm lẫn nhạc Cung đình truyền thống với nhạc cải biên.
 
Giáo sư muốn nhắn gửi điều gì với giới trẻ về ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát triển vốn di sản văn hóa- âm nhạc truyền thống Việt Nam?
 
Yêu âm nhạc Việt Nam không có nghĩa là “bế môn tỏa cảng” với âm nhạc nước ngoài. Trái lại, chúng ta càng phải mở rộng tầm nhìn, tầm nghe, tầm hiểu biết về âm nhạc nước ngoài mà phân tích tìm hiểu cái hay, cái mạnh của họ để rồi sau đó chỉnh sửa, bổ sung vào âm nhạc nước nhà. Hiểu được như vậy giới trẻ sẽ có ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát triển vốn di sản văn hóa - âm nhạc truyền thống Việt Nam trong thời đại công nghệ cao và đang du nhập nhiều luồng văn hóa, nhiều lọai hình âm nhạc như hiện nay.
 
90 tuổi, Giáo sư ra mắt bạn đọc cuốn tự truyện Trần Văn Khê - những câu chuyện từ trái tim do Công ty Trí Việt - First News liên kết xuất bản với NXB Trẻ. Điều mà ông muốn nhắn nhủ từ cuốn tự truyện này?
 
Câu chuyện từ trái tim không phải là một câu chuyện nhân văn, một tư tưởng lớn của một tài năng âm nhạc đã ở tuổi xưa nay hiếm, mà là những câu chuyện rất thường ghi lại những quãng đời khó khăn của tôi mà nhờ quyết tâm, tôi đã vượt lên tất cả khó khăn đó. Nói cách khác, những câu chuyện ghi lại trong quyển sách này, chỉ để minh họa những lời tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn trẻ, để các bạn có thể tìm được và nhận thức rõ hạnh phúc trong cuộc sống, qua những kinh nghiệm bản thân tôi. Và tôi tin rằng ai cũng có thể thành công, nếu có ý chí.
 
Xin cảm ơn Giáo sư về những chia sẻ này!
 
 
Kim chỉ nam cho công việc này là luôn nhớ rằng Việt Nam là “Chủ” thì văn hóa Việt Nam phải là “Chủ”. Văn hóa nước ngoài là khách! Đã là khách vô thăm thì phải ra về! Khách vô thì ở phòng khách, không phải vô nhà từ đường, không đẩy bàn thờ mà ngồi đó cho thanh niên cúi lạy. Văn hóa Việt Nam là “cơm”, không có cơm thì chúng ta đói. Văn hóa nước ngoài là gia vị, là món ăn chơi cho ngon miệng. Không thể lấy gia vị, lấy món ăn chơi mà thay cơm! Văn hóa Việt là “nước”, không có nước chúng ta khát! Thỉnh thoảng không uống nước, chúng ta cũng thích dùng một chút rượu. Văn hóa nước ngoài cũng có cái lạ, cái kích thích như rượu. Dẫu là rượu ngon, chúng ta cũng không thể đem rượu mà thế nước.  
 
 
Lý Hạnh (thực hiện) 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô

Chiều 28/3 tại Trường đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc
Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện nhiều chương trình nhằm đưa giá trị của Quần thể di tích Huế đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau.

Đưa di sản đến gần hơn với công chúng
Return to top