ClockThứ Sáu, 24/02/2012 14:25

Vẫn là chuyện về y đức

TTH - Sau nhiều bàn bạc và thảo luận, cuối cùng Chính phủ cũng đã đồng ý để liên Bộ Y tế, Tài chính và Bảo hiểm xã hội ký thông tư điều chỉnh tăng giá hơn 400 dịch vụ y tế trong năm 2012.

Các dịch vụ về khám chữa bệnh liên quan đến cuộc sống của toàn bộ người dân. Không phải là chuyện lạ khi mà sự tăng giá của các dịch vụ y tế gần đây đã tạo nên những xôn xao trong dư luận. Trong bối cảnh kinh tế- xã hội hiện nay, việc điều chỉnh các dịch vụ y tế là hợp lý. Giá cả các nhu cầu xã hội thiết yếu xã hội đều tăng, kéo theo sự điều chỉnh giá cả viện phí cũng là điều bình thường. Nói như bà Trần Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính thì nâng giá các dịch vụ y tế là cần thiết và tốt cho tất cả mọi phía. Nhà nước có nguồn lực để tăng cường đầu tư cho y tế, như vậy sẽ có điều kiện để chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân. Đối với người dân phải bỏ tiền ra sẽ được dịch vụ tốt hơn. Thầy thuốc cũng chuyên tâm hơn vào việc khám chữa bệnh.

 

Vấn đề đặt ra ở đây là mức điều chỉnh tăng giá các dịch vụ y tế như thế nào cho hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của các đối tượng. Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, có đến 38% dân số chưa có thẻ bảo hiểm xã hội và chủ yếu là những đối tượng có mức thu nhập trung bình trở lên, sẽ bị ảnh hưởng do tăng giá lần này. Nhiều người thuộc đối tượng này, đặc biệt trong trường hợp mắc bệnh nặng, chi phí điều trị lớn sẽ khó có thể chi trả viện phí. Vậy nên, cần phải tăng cường vận động để mọi người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Người bệnh sẽ được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng tốt hơn do bệnh viện có kinh phí để phục vụ. Trước đây giá thấp, bệnh viện không có đủ kinh phí để triển khai một số dịch vụ, kỹ thuật y tế cho người bệnh.

 

Khi tăng giá các dịch vụ y tế, người ta đã nói đến quy luật tất yếu của xã hội về “tiền nào của nấy”. Ở đây, Nhà nước có nguồn lực để tăng cường đầu tư cho y tế là điều có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng việc người bệnh được hưởng sự chăm sóc tốt hơn lại là câu chuyện khác. Nó đòi hỏi tinh thần và trách nhiệm của những thầy thuốc với tư cách là “những lương y như từ mẫu”. Không nghề nào quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến sức khoẻ và tính mạng con người như nghề y và không nghề nào mà sai lầm hay thiếu sót lại ảnh hưởng lớn đến sự sống còn, đến sức khoẻ con người như nghề y. Mọi nghề đều có thể làm ra sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Ngành y tuyệt đối không cho phép như vậy.

 

Cũng phải thấy rằng, để khơi dậy được tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc thì cũng phải cho người thầy thuốc được hưởng nguồn lợi khi tăng giá các dịch vụ theo nguyên tắc công khai, đúng người, đúng việc. Làm được những điều đó, việc tăng giá các dịch vụ y tế mới thực sự có ý nghĩa thiết thực.

 

Đan Duy

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
Return to top