ClockThứ Sáu, 15/12/2017 10:41

Vẫn tồn khoảng 800.000 tấn gạo trong doanh nghiệp

Theo Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, tính đến hết tháng 11, cả nước vẫn tồn khoảng 800.000 tấn gạo trong kho của doanh nghiệp.

Bổ sung 553 tỷ đồng mua bù gạo dự trữ quốc giaXuất khẩu gạo giảm kỷ lục trong năm biến động của ngành nông nghiệpThị trường gạo Việt trước mắt chưa bị ảnh hưởng

Hết tháng 11, cả nước vẫn cồn cỡ 811.000 tấn gạo trong kho của doanh nghiệp. Ảnh: VTV

Trong số này Tổng công ty miền Nam đang chiếm số lượng áp đảo với gần 217.000 tấn; Tổng công ty Lương thực miền Nam 85.000 tấn. Còn lại hơn 509.000 tấn thuộc về các doanh nghiệp khác thành viên của hiệp hội.

Cũng theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 11, cả nước xuất khẩu (XK) được 317.218 tấn gạo, đạt trị giá FOB 175,054 triệu USD với giá bình quân 471,57 USD/tấn.

Gộp chung lại, đến hết tháng 11, lượng gạo đã XK được là 5,196 triệu tấn, trị giá 2,272 tỷ USD. Như vậy, XK gạo trong 11 tháng đầu năm nay đã cao hơn so với lượng gạo XK được của cả năm ngoái là 4,9 triệu tấn.

Số liệu của Bộ Công Thương lại cao hơn. Cụ thể, trong 11 tháng qua, cả nước đã XK được 5,52 triệu tấn gạo, trị giá 2,49 tỷ USD. Sở dĩ 2 số liệu lệch nhau là bởi một bên căn cứ trên hợp đồng đăng ký, một bên dựa vào số lượng XK đăng ký XK qua cửa hải quan. Nhưng dù là số liệu nào cũng đều thể hiện rằng lượng gạo XK được của cả năm nay sẽ cao hơn hẳn so với năm ngoái.

Năm 2018, một số dự báo cho thấy thị trường gạo thế giới sẽ sôi động hơn. Theo báo cáo tháng 11 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2018, thương mại gạo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 1% và đạt 42,3 triệu tấn. Nếu đúng như dự báo của USDA thì đây là lượng gạo giao dịch cao thứ ba trong lịch sử thương mại gạo thế giới, và 2018 là năm thứ hai liên tiếp mà giao dịch gạo toàn cầu có mức tăng trưởng dương.

Trong năm 2018, một số dự báo cho thấy thị trường gạo thế giới sẽ sôi động hơn. Riêng Việt Nam được dự báo, lượng gạo xuất khẩu năm 2018 có thể tăng thêm 400 ngàn tấn so năm 2017 để đạt mức 6 triệu tấn. Gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng lên chủ yếu nhờ nhu cầu ở Đông Nam Á, nhất là tại Philippines.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài

Theo kế hoạch hành động vừa được Nội các Trung Quốc công bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục rút ngắn danh sách cấm đối với đầu tư nước ngoài và thực hiện các chương trình thí điểm nhằm tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn cho các công ty toàn cầu trong lĩnh vực đổi mới khoa học và công nghệ.

Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài
Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á

Thị trường châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông còn rất nhiều dư địa cho xuất khẩu rau, quả Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường và đảm bảo nguồn cung chất lượng.

Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á
Return to top